Máy mài tay: Cấu tạo, công dụng & các loại máy thường dùng

  • 0 bình luận

Mục lục

    Máy mài tay hay còn gọi là máy mài cầm tay là thiết bị không thể thiếu để hoàn thành việc gia công các vật liệu gỗ, đá, sắt, thép… Bạn đã biết máy mài cầm tay có cấu tạo như thế nào? Chức năng chính là gì? Máy có mấy loại? Hãy đọc bài viết sau đây để có được câu trả lời cho riêng mình nhé!

    Máy mài cầm tay là gì?

    Máy mài cầm tay là dụng cụ đa năng như cắt, mài, đánh bóng, làm nhẵn các khớp nối, mối hàn, cạnh sắc trên bề mặt các vật liệu như gỗ, đá, kim loại,… giúp chi tiết đạt đến độ thẩm mỹ cao và an toàn. Máy có thiết kế rất đơn giản, nhỏ gọn, nhẹ nhàng nên rất linh hoạt, có thể thao tác trong thời gian dài mà không lo bị mỏi tay hay làm chậm tiến độ. Máy mài cầm tay là thiết bị cầm tay hữu ích thiết thực và không thể thiếu trong các ngành cơ khí, công nghiệp, sửa chữa nhà cửa.

    Máy mài tay thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện làm việc liên tục trong thời gian dài

    Cấu tạo của máy mài

    Để đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng, máy mài cầm tay rất đa dạng về mẫu mã nhưng nhìn chung về mặt cấu tạo chúng đều phải có 3 bộ phận chính: Nút nguồn, vành chắn và chổi than.

    Nút nguồn

    Bất cứ máy mài tay (máy mài cầm tay) nào cũng phải có nút nguồn để tắt/mở máy. Tùy từng thương hiệu mà nút nguồn có thiết kế khác nhau, thường gặp nhất là nút nguồn kiểu ấn – thả và kiểu trượt.

    Vành chắn

    Vành chắn là bộ phận đảm đương nhiệm vụ che chắn, bảo vệ sự an toàn cho người dùng bởi vì trong quá trình gia công với máy mài rất dễ xảy ra sự cố vỡ đá mài, bụi công nghiệp hoặc văng bắn các mảnh vụn kim loại gây nguy hiểm. Vì vậy, vành chắn là bộ phận thiết yếu phải được trang bị trên máy mài tay.

    Chổi than

    Trong thiết kế máy mài tay còn có chổi than – có phần lõi là than đá và được bao phủ bên ngoài là các sợi đồng rất mảnh trông như một chiếc chổi. Nhiệm vụ của chổi than là để hỗ trợ mô tơ làm việc hiệu quả hơn. Sau một thời gian sử dụng chổi than sẽ bị mòn và cần được thay mới để đảm bảo máy vận hành hiệu quả. Ngoài 3 bộ phận chính như trên, cấu tạo của máy mài tay còn có các chi tiết như tay cầm phụ, nút khóa trục, cờ lê hàm cố định,…

    Máy mài cầm tay có những công dụng như thế nào?

    Như đã khẳng định, máy mài là thiết bị đa năng, do đó nó có rất nhiều công dụng khác nhau:

    • Đánh bóng bề mặt kim loại giúp cho bề mặt kim loại được sáng bóng, nhẵn mịn, hết sạch các vết hoen gỉ, vết sơn cũ, che lấp được những khe nứt nhỏ rất hiệu quả.
    • Có thể dùng để cắt kim loại với một chiếc lưỡi cắt phù hợp.
    • Cắt, khoét rãnh trên các chất liệu gạch, đá, gỗ với lưỡi mài cắt chuyên dụng.
    • Mài sắc các công cụ bằng kim loại như cuốc, xẻng, dao, rựa….
    • Ứng dụng tốt trong việc loại bỏ gạch, vữa, ron cũ khỏi nền nhà, tường nhà.
    Máy mài tay có thể sử dụng như máy cắt kim loại với lưỡi cắt phù hợp
    Máy mài có thể sử dụng như máy cắt kim loại với lưỡi cắt phù hợp

    Có thể thấy máy mài tay có khả năng đảm nhiệm rất nhiều công dụng trong thi công sửa chữa nhà cửa, ngành công nghiệp gia công cơ khí, ứng dụng tốt trên nhiều vật liệu và chỉ cần thay thế lưỡi cắt/mài phù hợp.

    Các loại máy mài cầm tay thường dùng

    Máy mài góc

    Máy mài góc được sử dụng để cắt, mài, đánh bóng, làm nhẵn bề mặt của nhiều chất liệu như đá, gạch, gỗ, kim loại. Có 2 loại máy mài góc gồm máy mài góc lớn và máy mài góc nhỏ.

    • Máy mài góc lớn có đường kính đĩa mài từ 160 – 180mm, công năng mạnh mẽ, độ bền cực cao.
    • Máy mài góc nhỏ có đường kính đĩa mài từ 100 – 110mm, công suất nhỏ, phù hợp với những công việc nhẹ nhàng.
    Máy mài góc
    Máy mài góc được dùng phổ biến

    Máy mài khuôn (máy mài phẳng)

    Máy mài khuôn cũng là một dòng máy mài tay rất được ưa chuộng bởi nó có thiết kế nhỏ hơn máy mài góc, sử dụng linh hoạt hơn và được trang bị những kiểu trụ đặc biệt như trụ tam giác, trụ vuông, trụ tròn,… để có thể gia công, mài cắt ở những chi tiết nhỏ như trong lỗ khuôn, góc cạnh nhỏ, vị trí khó tiếp cận.

    Máy mài khuôn
    Máy mài khuôn thiết kế nhỏ gọn, linh động khi sử dụng

    Ngoài ra còn có một cách phân loại khác dựa vào năng lượng sử dụng sẽ có máy mài tay dùng pin và máy mài tay dùng điện. Mỗi loại đều có ưu thế và nhược điểm riêng, bạn nên tìm hiểu kỹ để sử dụng hiệu quả.

    Trên đây, Super MRO đã đem đến cho bạn những kiến thức về cấu tạo, chức năng máy mài cầm tay, các loại thường dùng. Đến với Super MRO – Siêu thị thiết bị cầm tay và công cụ cơ khí chất lượng hàng đầu tại Hà Nội để tham khảo những mẫu máy mài chính hãng từ thương hiệu nổi tiếng nhé!

    Bình luận

    Đánh giá trung bình

    0/5
    (0 nhận xét)

    Đánh giá của bạn về bài viết này: *

    0 Bình luận

    Thông tin bình luận