Máy mài tay Makita sử dụng những loại công tắc nào?

  • 0 bình luận

Mục lục

    Tính ưu việt của máy mài tay Makita không chỉ ở chất lượng, tốc độ, tuổi thọ, khả năng ứng dụng linh hoạt mà ngay cả thiết kế công tắc nguồn cũng cực kỳ đa dạng. Bạn có biết máy mài tay Makita sử dụng những loại công tắc nào? Cùng Super MRO tìm hiểu qua bài viết sau đây!

    Máy mài tay Makita – Các công tắc thường gặp

    1. Máy mài tay Makita công tắc đuôi

    Máy mài tay Makita công tắc đuôi được thiết kế cực kỳ gọn nhẹ, nút nguồn (công tắc) rất nhỏ được bố trí ở phần đuôi của máy, gần sát với dây điện. Công tắc được bố trí ở vị trí này vừa giúp tăng cường tính thẩm mỹ cho máy mài Makita đồng thời cũng hạn chế tối đa việc đụng chạm vào nút nguồn trong quá trình thao tác.

    Máy mài tay Makita công tắc đuôi
    Máy mài tay công tắc đuôi

    Với công tắc đuôi, việc bật/tắt máy rất dễ dàng, người dùng hoàn toàn có thể thao tác bằng 1 tay mà không cần đặt máy xuống đất. Với những ưu thế đặc biệt đó, máy mài Makita công tắc đuôi chiếm được tình cảm của đông đảo người dùng. Đây cũng được cho là thiết kế nút nguồn thông minh nhất được nhiều hãng máy mài nổi tiếng ứng dụng.

    2. Máy mài tay Makita công tắc bóp

    Công tắc bóp được bố trí ngay ở phần đuôi của máy mài tay Makita khá tương tự với kiểu máy mài tay công tắc đuôi. Tuy nhiên, công tắc bóp càng thuận tiện hơn khi sử dụng vì chỉ cần dùng 1 ngón tay là có thể vừa thao tác vừa điều chỉnh tốc độ, nhấn giữ nút nguồn hoặc bật/tắt máy như mong muốn.

    Máy mài tay Makita công tắc bóp
    Máy mài tay công tắc bóp

    Dòng máy mài tay này hoàn toàn thích hợp với những thợ cơ khí chuyên nghiệp hoặc bất cứ ai có nhu cầu dùng máy thường xuyên để gia công trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau, đòi hỏi phải thay đổi điều chỉnh tốc độ liên tục.

    3. Máy mài tay Makita công tắc trượt

    Nếu như máy mài tay Makita công tắc đuôi bố trí nút nguồn ở đuôi máy thì máy mài tay công tắc trượt lại có nút nguồn nằm ở phần đầu máy. Chỉ bằng thao tác trượt nút nguồn tới lui là bạn có thể chỉnh máy bật/tắt. Tuy nhiên nhược điểm của loại công tắc này là khó thực hiện bằng một tay, bạn cần đặt máy cố định trên mặt phẳng rồi mới tắt/mở được.

    Máy mài tay Makita công tắc trượt
    Máy mài tay công tắc trượt

    Ở các hộ gia đình, cá nhân thường yêu thích loại máy mài tay Makita công tắc đuôi hoặc công tắc bóp nhưng đối với dân chuyên nghiệp làm việc liên tục trong xưởng cơ khí, nhà máy,… máy mài tay công tắc trượt là một sự ưu tiên. Bởi vì  máy có tính ổn định cao, thanh trượt chắc chắn, khó bị lờn hoặc gặp sự cố, vị trí nút nguồn ở đầu máy nên cũng hạn chế tối đa các va chạm khiến máy ngừng lại trong lúc đang thi công.

    Nên dùng máy mài tay Makita công tắc loại nào?

    Như vậy có thể thấy máy mài tay Makita rất đa dạng về thiết kế và các loại công tắc khác nhau. Mỗi loại công tắc đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định phù hợp với những đối tượng sử dụng và công việc cụ thể. Do đó, để biết được nên dùng máy mài tay công tắc nào? Bạn phải căn cứ vào mục đích sử dụng máy để có lựa chọn phù hợp. 

    Ví dụ: Nếu bạn cần dùng máy với sự linh hoạt, thao tác thuận tiện trên 1 tay và bật/tắt rất dễ dàng thì nên dùng máy mài tay công tắc đuôi hoặc công tắc bóp. Ngược lại bạn cần phải làm việc với máy mài tay Makita liên tục cả ngày, bạn muốn máy hoạt động ổn định, khó bật/tắt tùy ý nếu lỡ chạm vào thì máy mài Makita công tắc trượt là lựa chọn lý tưởng.

    Dù bạn chọn máy mài tay Makita với công tắc loại nào thì cũng phải mua được máy chính hãng của Nhật Bản để đảm bảo hiệu quả công việc, độ bền, tuổi thọ máy như mong đợi, tránh “tiền mất tật mang” khi dùng phải máy hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đến với Super MRO – đơn vị bán lẻ cung cấp đa dạng các loại máy mài với giá tốt nhất, bảo hành chính hãng và dịch vụ bán hàng chuyên nghiệp để sở hữu một chiếc máy mài tay Makita ưng ý nhất.

    Bình luận

    Đánh giá trung bình

    0/5
    (0 nhận xét)

    Đánh giá của bạn về bài viết này: *

    0 Bình luận

    Thông tin bình luận