Kiến thức sản phẩm (363)
Mũi khoan khoét lỗ là gì? Có đặc điểm gì nổi bật?
Khoét lỗ là một bước gia công quan trọng để giúp lỗ khoan đạt được độ chính xác về kích thước và tính thẩm mỹ cao, đồng thời chuẩn bị tốt cho các bước gia công tiếp theo. Để khoét lỗ người ta phải dùng mũi khoan khoét lỗ chuyên dụng. Vậy mũi khoan khoét lỗ là gì? Mũi khoan có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng Super MRO tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Phân biệt các công đoạn khoan lỗ và khoét lỗ Để biết được sự khác nhau giữa mũi khoan lỗ và mũi khoan khoét lỗ trước tiên cần hiểu rõ thế nào là khoan lỗ và khoét lỗ. - Khoan lỗ: phương pháp gia công tạo lỗ trên bề mặt vật liệu bằng mũi khoan. Khoan lỗ phục vụ cho việc lắp bulong, vít để kẹp, đóng chốt định vị các chi tiết với nhau; chuẩn bị cho bước cắt ren lỗ (taro); cắt đứt các tấm kim loại,… Mũi khoan thường dùng để khoan lỗ có 2 dạng: Mũi khoan ruột gà và mũi khoan dẹt. Gia công khoan lỗ - Khoét lỗ: phương pháp gia công mở rộng lỗ sau khi khoan giúp nâng cao độ chính xác và chất lượng bề mặt lỗ bao gồm khoét lỗ bậc, lỗ côn, vát mép và khỏa mặt đầu của lỗ. Khoét lỗ là bước chuẩn bị cho các công đoạn gia công tinh tiếp theo như doa, tiện tinh, mài lỗ,... Vì vậy, khi muốn khoét lỗ gỗ, khoét lỗ trên tường hay khoét lỗ bê tông bạn cần phải dùng mũi khoét lỗ chuyên dụng. Gia công khoét lỗ - Doa lỗ: ngoài ra sau gia công khoan lỗ, khoét lỗ sẽ là các bước doa thô và doa tinh để lỗ đạt được kích thước, vẻ đẹp, độ chính xác đúng như yêu cầu. Ví dụ: Yêu cầu của lỗ gia công là 30H7, trình tự gia công như sau: Khoan lỗ đường kính 28mm, khoét rộng 29,6 mm, doa thô đường kính 29,9 mm và doa tinh đạt 30H7. Đặc điểm của mũi khoan khoét lỗ Mũi khoan khoét lỗ được sử dụng tương tự như mũi khoan lỗ nhưng độ cứng của mũi khoét lỗ cao hơn đồng thời mũi khoan khoét cũng có nhiều lưỡi cắt hơn, do đó tốc độ khoét lỗ nhanh hơn so với gia công khoan lỗ có cùng đường kính. Độ chính xác và chất lượng gia công của mũi khoét lỗ cao hơn mũi khoan thông thường cho nên mũi khoan khoét thường dùng để sửa những sai lệch của lỗ khoan do các bước gia công trước để lại. Lỗ sau khi khoét có thể đạt độ chính xác cấp 8 – 9, độ nhám bề mặt Rz 20 – Ra 2.5, khoét cũng là bước trung gian chuẩn bị cho bước gia công tinh lỗ bằng dao doa. Mũi khoét lỗ Bosch 2608580402 22mm Đặc điểm của mũi khoét lỗ: Độ cứng cao hơn so với mũi khoan gỗ. Dao khoét có nhiều lưỡi cắt hơn so với mũi khoan. Mũi khoan khoét có khả năng mở rộng lỗ khoan, làm cho lỗ khoan có vị trí chính xác hơn và đẹp hơn. Do đó mũi khoan có thể chỉnh sửa được một số sai sót của lỗ khoan. Tốc độ làm việc của mũi khoét lỗ nhanh hơn so với mũi khoan. Mũi khoét lỗ cho phép thao tác khoét đạt độ chính xác cấp 10 ÷ 12, Ra = 2,5 ÷ 10 μm so với khoan. Phân loại mũi khoan khoét lỗ Mũi khoét lỗ là dụng cụ có nhiều lưỡi cắt, được chế tạo từ thép hợp kim dụng cụ, thép gió hoặc thép cacbon dụng cụ CD120A. Có nhiều cách phân loại mũi khoan khoét: - Dựa vào hình dạng lưỡi cắt, mũi khoan khoét lỗ có 2 loại: Mũi khoan trụ và mũi khoan côn. Mũi khoét lỗ trụ: Chủ yếu dùng để khoét lỗ bậc phục vụ cho việc lắp các bulong chìm. Mũi khoét lỗ côn: Dùng để khoét lỗ côn nhằm lắp vít chìm dạng côn, vát mép hoặc khoét côn của lỗ tâm. Góc côn của mũi khoan thường là 30, 60, 90 và 120 độ. Một số loại mũi khoan khoét lỗ - Dựa vào kết cấu phần cắt, mũi khoét lỗ gồm: Mũi khoan một răng, mũi khoan hai răng và mũi khoan nhiều răng. - Dựa vào đặc trưng kết cấu nói chung, mũi khoét lỗ sẽ có 2 loại: Mũi khoan nguyên chiếc và mũi khoan lắp ghép. Mũi khoan nguyên chiếc: Thường có 3 hoặc 4 lưỡi cắt dùng để gia công lỗ có đường kính từ 12 – 20mm. Mũi khoan lắp ghép: Thường có 4 lưỡi cắt dùng để gia công lỗ có đường kính lớn trên 20mm. Trên mũi khoét lỗ lắp ghép thường có rãnh cài vào vấu trên trục dao. Những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về mũi khoan khoét lỗ và những đặc điểm của nó. Để chọn mua những loại mũi khoét lỗ cao cấp từ thương hiệu nổi tiếng hãy đến với Super MRO nhé!
Một số lỗi thường gặp ở máy mài đá cầm tay và cách khắc phục
Máy mài đá cầm tay là dụng cụ hỗ trợ không thể thiếu trong việc mài nhẵn bề mặt vật liệu của người thợ cơ khí, người làm nghề xây dựng. Máy mài dù có chất lượng tốt như thế nào thì cũng có lúc xảy ra sự cố. Nếu máy mài đá cầm tay của bạn đang bị trục trặc nào đó mà bạn chưa biết nguyên nhân cũng như cách khắc phục thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây! Các lỗi thường gặp ở máy mài đá cầm tay Sau một thời gian sử dụng nếu bạn dùng máy mài đá cầm tay không đúng cách hoặc không thường xuyên bảo dưỡng bảo trì máy thì chiếc máy của bạn cũng rất dễ bị hỏng hóc. Sau đây là một số lỗi thường thấy ở máy mài cầm tay: - Máy mài cầm tay bị nóng: Lỗi này thường xảy ra khi bạn cho máy mài chạy liên tục trong thời gian dài, nếu máy quá nóng sẽ dừng hoạt động. Máy mài cầm tay thường bị nóng nếu hoạt động liên tục trong thời gian dài - Vỡ đĩa mài: Đây là một trường hợp thường gặp nhất đối với máy mài đá cầm tay. Nguyên nhân có thể là do bạn chọn sai loại đĩa mài với vật liệu gia công hoặc cũng có thể do bạn dùng 1 lực quá mạnh khi mài vật liệu dẫn đến đĩa mài bị rạn, nứt, vỡ, mẻ,… - Máy mài đá quay chậm: Bỗng dưng chiếc máy mài đá cầm tay của bạn quay với tốc độ chậm lại thì phải nghĩ ngay đến động cơ bên trong đã bị trục trặc, bạn cần dừng làm việc ngay và kiểm tra thật kỹ. - Máy mài đá cầm tay phát ra tiếng ồn quá lớn: Trong thông số kỹ thuật của máy mài cầm tay nhà sản xuất có ghi chú về độ ồn mà máy phát ra, ký hiệu là dB. Nếu bạn cảm thấy máy mài đá của bạn có tiếng kêu quá lớn, lớn hơn nhiều so với thông thường thì có thể động cơ của máy đã bị hỏng hoặc máy mài đang làm việc quá tải. Máy mài làm việc quá tải gây ra tiếng ồn lớn - Một số sự cố về dây điện như dây dẫn không đủ tải hoặc quá tải, dây dẫn bị đứt, hở,… đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc của máy mài đá cầm tay. - Khi sử dụng máy mài đá cầm tay bạn cũng cần chú ý các bộ phận, chi tiết của máy để xem chúng có còn hoạt động bình thường không, có bị hỏng hay trục trặc ở đâu không. Cách khắc phục sự cố thường gặp ở máy mài đá cầm tay Nếu máy mài đá cầm tay của bạn chỉ gặp những lỗi thông thường thì bạn hoàn toàn có thể tự sửa chữa ngay tại nhà, tuy nhiên nếu máy bị hỏng nặng, bạn phải đem nó đến địa chỉ sửa chữa chuyên nghiệp. Thay công tắc on/off Khi công tắc điều khiển của máy mài đá cầm tay bị sự cố thì máy không thể hoạt động tốt được. Bạn có thể tự thay thế công tắc mới cho máy ngay tại nhà, bằng cách sau đây: Tháo bỏ bao che chuyển đổi hoặc bảng truy cập trên máy mài đá. Tháo bulong, ốc vít trên thân máy, giữ chặt nút công tắc. Gỡ công tắc cũ ra, lắp công tắc mới vào và siết chặt các bulông, ốc vít lại. Cài đặt lại bao che chuyển đổi hoặc bảng truy cập. Kiểm tra lại xem công tắc đã được lắp cố định chưa, có hoạt không. Thay công tắc cho máy mài đá cầm tay Thay thế một số phụ kiện của máy Sau một thời gian sử dụng, máy mài đá cầm tay có thể bị sự cố ở đĩa mài, dây đai hoặc bánh xe. Để đảm bảo máy mài của bạn vận hành hiệu quả hãy thay thế những phụ kiện mới cho máy. Mở bảng điều khiển truy cập. Nới lỏng các bulong, ốc vít trên máy. Đối với bánh xe và miếng đệm bạn chỉ cần tháo lỏng 1 hạt hoặc tháo hết bánh xe và miếng đệm ra ngoài. Còn đối với dây đai bạn chỉ cần nới lỏng 1 bánh xe hoặc căng ra là được. Lấy dây đai, bánh xe cũ ra ngoài và thay thế cái mới vào. Bây giờ cần siết chặt hoàn toàn các bulong, ốc vít, bộ căng và các phụ kiện của máy. Cuối cùng, đóng bảng điều khiển truy cập. Nếu cảm thấy các bulong, ốc vít, đai ốc không còn được an toàn thì nên thay mới tất cả để đảm bảo an toàn. Điều chỉnh hiệu chuẩn của máy Điều chỉnh hiệu chuẩn của máy mài đá cầm tay là một công việc quan trọng mà bạn cần làm thường xuyên để đảm bảo máy mài hoạt động chính xác. Lưu ý, bạn phải đảm bảo không có bất cứ thứ gì mắc kẹt trong máy kể cả mạt bụi. Việc điều chỉnh hiệu chuẩn của máy mài gồm 2 bước: Bước 1: Kiểm tra và xử lý tất cả các bộ phận trên máy mài. Bước 2: Cho máy mài chạy với tốc độ không tải và dùng các thiết bị đo để biết chính xác máy mài cầm tay có đang vận hành tốt hay không. Với một số hướng dẫn trên đây bạn đã biết các lỗi thường gặp ở máy mài đá cầm tay và cách sửa chữa hiệu quả. Hãy đến với Super MRO – địa chỉ chuyên cung cấp máy mài cầm tay chính hãng từ những thương hiệu lớn như Makita, Bosch, Stanley… để chọn mua những chiếc máy chất lượng nhất nhé.
Phân biệt máy mài góc Makita 9553B chính hãng qua 4 tiêu chí
Makita là thương hiệu cực kỳ nổi tiếng về các thiết bị điện và dụng cụ cầm tay, do đó hàng giả, hàng nhái của thương hiệu này ngày càng xuất hiện nhiều và càng tinh vi hơn. Điều đó làm cho người dùng khó phân biệt được đâu là hàng Makita chính hãng, đâu là hàng kém chất lượng. Vậy làm sao để nhận biết máy mài góc Makita 9553B cũng như tất cả các sản phẩm chính hãng khác của hãng Makita? Cùng Super MRO điểm qua 4 tiêu chí dưới đây nhé! Máy mài góc Makita 9553B chính hãng được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ tiên tiến hàng đầu tại Nhật Bản, đạt được các tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu, do đó máy mài góc Makita có thiết kế tuyệt đẹp, sắc sảo, tỉ mỉ trong từng chi tiết. Đó là chưa kể máy mài góc 9553B chính hãng còn hoạt động với công suất mạnh mẽ, tốc độ làm việc nhanh, chính xác, đảm bảo sự hài lòng tối đa cho người tiêu dùng. Hình ảnh máy mài góc Makita 9553B chính hãng Dựa vào điều đó, ta có thể nhận biết máy mài góc Makita 9553B chính hãng thông qua một số tiêu chí như sau: 1. Hình thức của máy mài góc Makita 9553B Máy mài góc Makita 9553B chính hãng đem đến thiện cảm ngay từ chính vỏ hộp, sản phẩm chính hãng Makita được đóng gói đẹp mắt, chỉn chu trong những hộp giấy đẹp, có thiết kế tinh tế, chất liệu bìa carton cứng cáp, chắc chắn, không có khe hở. Đối với vỏ hộp của máy mài Makita 9553B giả sẽ không được đẹp, chữ in và hình ảnh mờ nhạt, lem luốc, vỏ hộp mỏng và dễ bị xẹp, có khe hở, nhìn qua thấy không chắc chắn. Khui hộp ra bạn sẽ thấy máy Makita 9553B cao cấp luôn có đầy đủ phụ kiện đi kèm, bản thân chiếc máy cũng rất tinh xảo, tỉ mỉ, cầm vào cảm giác rất chắc tay, nhẹ nhàng và kết cấu máy rất đồng bộ. Bạn cũng nên yêu cầu chủ cửa hàng cho chạy máy thử để xem máy mài hoạt động có ổn định không, chạy có êm không, thao tác dễ dàng hay không để mua được chiếc máy ưng ý nhất và tránh mua nhầm hàng giả. Vỏ hộp của máy mài góc Makita 9553B dày dặn, chắc chắn, không hề có khe hở 2. Phân biệt máy mài góc Makita 9553B chính hãng thông qua giá cả Giá cả của máy mài góc Makita 9553B chính hãng không quá đắt, chỉ tầm 919.000 đồng/chiếc, rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm máy mài giả còn có thể có giá rẻ hơn, chỉ bằng một nửa hoặc thậm chí bằng 1/3 so với mức giá này. Đây là một chiêu thức lừa đảo khá tinh vi, thường mang danh chương trình giảm giá, ưu đãi để đánh lừa người dùng. Vì vậy, bạn hãy mua máy mài Makita 9553B ở những địa chỉ uy tín nhé. 3. Tem chống hàng giả của máy mài Makita 9553B Tất cả sản phẩm của Makita đều được dán tem chống hàng giả của hãng để khách hàng trên khắp thế giới có thể kiểm tra máy mài góc Makita 9553B có phải hàng thật hay không. Tem của máy mài góc Makita được làm bằng công nghệ đặc biệt của hãng nên rất khó để bắt chước, vì vậy hiện nay đây là một cách nhận biết máy mài Makita 9553B chính hãng khá chính xác. Tất cả máy mài góc Makita 9553B đều dán tem và trên tem có dòng chữ “Makita Genuine Product”, trên các máy mài góc hàng giả sẽ không có tem hoặc trên tem in một dòng chữ khác thường là chữ Trung Quốc. 4. Kiểm tra máy mài góc Makita 9553B chính xác nhất bằng phần mềm do Makita cung cấp Makita dành sự ưu ái rất lớn cho khách hàng của họ khi cung cấp một phần mềm chuyên để kiểm tra hàng thật giả của tất cả sản phẩm. Vì vậy bạn có thể nhận biết máy mài Makita 9553B chính hãng hay hàng giả một cách CHÍNH XÁC NHẤT bằng cách lấy mã số series của sản phẩm và check trên phần mềm: Anti Counterfeiting Check. Nếu máy mài Makita hàng giả sẽ có thông báo như hình này Cách kiểm tra máy mài Makita 9553B có phải hàng chính hãng hay không như sau: Bước 1: Bóc tem dán trên thân máy mài góc Makita, bạn sẽ thấy 1 dãy gồm 16 chữ số (nếu có chữ cái thì chắc chắn là hàng giả luôn, không cần thử thêm). Bước 2: Lên Google và tìm phần mềm Anti Counterfeiting Check, sau đó nhập mã 16 chữ số ở bước 1 vào ô Check. Bước 3: Chờ ít phút hệ thống sẽ có thông báo cụ thể cho bạn. Ví dụ: Máy mài góc Makita 9553B là hàng chính hãng thì sẽ được báo là "xxxx xxxx xxxx the result of querring is xxxxxx's products being searched are authorized". Nếu là hàng giả phần mềm sẽ cho ra dòng chữ “Sorry, the code you have been entered not exist…” như ảnh minh họa. 4 tiêu chí trên đây chắc hẳn đã giúp bạn biết nhận biết máy mài góc Makita 9553B chính hãng một cách chính xác nhất. Hãy đến với Super MRO đại lý phân phối chính hãng của Makita tại Việt Nam để mua máy mài góc Makita 9553B và các sản phẩm khác của hãng Makita mà không bao giờ phải lo lắng đó là hàng thật hay hàng giả.
4 thông số kỹ thuật cần quan tâm giúp bạn mua máy mài đá chất lượng
Khi đi mua máy mài đá hay bất cứ loại máy mài cầm tay nào bạn cần quan tâm chú trọng đến một số thông số kỹ thuật dưới đây là có thể sở hữu một chiếc máy chất lượng, hoạt động ổn định và bền bỉ. Kích thước đĩa mài của máy mài đá Để mua được một chiếc máy mài đá chính hãng, tiết kiệm được thời gian và công sức, yếu tố đầu tiên bạn cần nắm rõ là kích thước đĩa mài của máy mài. Để chọn được đá mài có kích thước phù hợp, bạn cần phải xác định chính xác kích thước, chất liệu và độ sâu của vật dụng cần cắt mài, sau đó chỉ cần chọn máy mài đá có đĩa cắt có đường kính phù hợp là được. Hiện nay, đa số các hãng sản xuất máy mài có kèm theo đĩa mài với các đường kính tiêu chuẩn như: - 115 mm - 4 ½ inches - 125 mm - 5 inches - 150 mm - 6 inches - 180 mm - 7 inches - 230 mm - 9 inches Nên chọn máy mài đá có đường kính đĩa cắt phù hợp với nhu cầu sử dụng Trong đó, đĩa mài 115mm là lựa chọn lý tưởng nhất vì nó phù hợp với hầu hết các công việc mài nhẵn, đánh bóng, mài sắt, chà gỉ,… trong gia đình hoặc các xưởng cơ khí. Đĩa mài 180mm lại phù hợp cho việc mài dao, cắt cốt thép. Còn loại đĩa mài lớn nhất có đường kính 230mm có thể cắt được ống thép có kích thước lớn, thép dầm chữ I, tấm thép lớn. Công suất của máy mài đá Bạn muốn sử dụng máy mài đá có tốc độ cắt nhanh, bền bỉ và ổn định thì phải biết rõ công suất của máy mài là bao nhiêu, có phù hợp với nhu cầu công việc của bạn hay không. Như vậy bạn phải căn cứ vào quy mô, nhu cầu và mục đích sử dụng để chọn được công suất máy mài đá phù hợp. Gợi ý chọn công suất của máy mài đá thích hợp với từng công việc cụ thể: - Máy mài có công suất dưới 900W phù hợp để thao tác, gia công cắt mài đơn giản ở gia đình. - Máy mài có công suất 1000 – 1200W phù hợp với xưởng gia công, chế tạo cơ khí nhỏ. - Máy mài có công suất 1400 – 2500W và cao hơn nữa chủ yếu để phục vụ trong ngành công nghiệp cơ khí. Máy mài có công suất dưới 900W phù hợp với công việc trong gia đình Tốc độ không tải của máy mài Tốc độ không tải tức là tốc độ quay của đĩa mài khi máy mài hoạt động nhưng không cắt mài bất cứ vật liệu nào. Tốc độ không tải được tính bằng số vòng trong 1 phút (rpm) và đây là một thông số quan trọng để người dùng biết được máy mài đá có tốc độ cắt mài nhanh hay chậm. Tốc độ quay của đĩa mài càng nhanh thì tốc độ cắt mài càng nhanh và vật dụng cũng càng sáng bóng đẹp mắt hơn, tuy nhiên do làm việc quá mạnh mẽ nên đĩa mài cũng rất nhanh bị mòn, phải thay thế thường xuyên. Thông thường, các loại máy mài đá mini có tốc độ không tải lớn thường trên 10000 vòng/phút, trong khi các dòng máy mài đá cỡ lớn thường có tốc độ không tải nhỏ dao động từ 6000 – 6500 vòng/phút. Tốc độ không tải giúp bạn biết máy mài đá có thể cắt mài nhanh hay chậm Nguồn điện áp của máy mài Nếu máy mài đá dùng điện thì thường được cấp nguồn điện 220V hoặc 110V tùy loại, nếu máy mài đá dùng pin (sạc pin) thì sẽ sử dụng loại pin 18V. Bạn cần căn cứ vào các thông số này để biết được điện áp ở nhà bạn/nơi làm việc của bạn có đáp ứng được yêu cầu của máy mài đá hay không để tránh mua máy về nhưng không sử dụng được hoặc phải trang bị thêm máy biến áp rất phiền phức. Về cơ bản khi nắm rõ 4 thông số kỹ thuật trên đây của máy mài đá và so sánh với nhu cầu sử dụng cụ thể hàng ngày bạn sẽ giúp mua được một máy mài đá ưng ý nhất. Để có thể đặt mua dụng cụ mài chính hãng với giá rẻ nhất bạn hãy liên hệ ngay với Super MRO – địa chỉ chuyên cung cấp các dòng máy mài cầm tay chất lượng từ các thương hiệu uy tín như Bosch, Makita, Stanley… - để được tư vấn và đặt mua nhé!
Đặc điểm và công dụng của các loại đá mài đá cắt thông dụng
Các dụng cụ thiết yếu của người thợ cơ khí như máy mài cầm tay, máy cắt đa năng đều sử dụng rất nhiều loại đĩa cắt khác nhau phù hợp với nhu cầu công việc cụ thể. Trong bài viết này, Super MRO sẽ giúp bạn tìm hiểu đặc điểm và công dụng của các loại đá mài đá cắt thông dụng nhất hiện nay. Nhận biết đá mài đá cắt dùng để chà nhám Đĩa cắt chuyên dùng để chà nhám có cấu tạo từ chất liệu nhôm oxit, các hạt nhôm oxit được kết dính hoàn toàn bằng keo tổng hợp trên lớp nền làm từ sợi lưu hóa cho nên đĩa đá mài này có tính ổn định cao và có khả năng chà nhám rất hiệu quả. Đặc trưng nổi bật nhất của sản phẩm này dùng để chà nhám là trên bề mặt của đĩa chà nhám sẽ có các hạt hoặc nốt sần nổi rõ rệt, sờ vào thấy thô ráp. Đĩa nhám có bề mặt sần sùi, thô ráp Một số loại đĩa cắt chuyên dùng để chà nhám: Đĩa nhám: Chuyên dùng để chuẩn bị cho bề mặt vật liệu phẳng, sạch sẽ trước khi thực hiện mối hàn hoặc được dùng để mài tinh cho bề mặt vật liệu đạt độ thẩm mỹ cao nhất sau các quá trình gia công thô trước đó. Đĩa nhám xếp: Có khả năng mài nhẵn cực kỳ mạnh mẽ nhờ cấu tạo nhiều đĩa nhám xếp chồng lên nhau. Vì vậy, loại đá mài đá cắt này chuyên dùng để chà nhẵn mối hàn và mài thô bề mặt. Đĩa nhám xếp có khả năng mài thô mạnh mẽ Nhận biết đá mài dùng để cắt hoặc mài nhẵn Đĩa cắt dùng để mài nhẵn, cắt hoặc đánh bóng vật liệu như gỗ, kim loại, đá, gạch,… có thiết kế dạng mâm rời để dễ dàng tháo hoặc gắn vào máy cắt, máy mài cầm tay. Về chất liệu, đĩa cắt kiểu này giống với đá để chà nhám ở trên, thường được làm từ hỗn hợp oxit nhôm cao cấp kết hợp với chất keo phenol và lưới sợi thủy tinh cao cấp để đảm bảo lưỡi cắt có độ cứng cao, hoạt động hiệu quả và an toàn. Dòng đĩa đá dùng để cắt/mài nhẵn/đánh bóng vật dụng có một số loại tiêu biểu như: Đĩa đá mài: Chuyên dùng để gắn vào máy mài cầm tay, máy mài góc,… và được dùng với mục đích chính là mài nhẵn bề mặt vật liệu. Đĩa đá cắt: Được gắn vào máy cắt chuyên dụng để làm nhiệm vụ cắt các vật liệu như gỗ, đá, gạch, bê tông và thậm chí là cắt rất hiệu quả trên những vật liệu có độ cứng cao như sắt, thép, inox, kim loại,… Đĩa đá mài đá cắt phối hợp: Loại đĩa này có thể dùng để mài hoặc cắt vật liệu đều được (áp dụng với từng loại vật liệu cụ thể). Đĩa cắt kim cương có những đường vân rất đặc biệt Nhận biết đĩa cắt kim cương Đá mài đá cắt kim cương hay gọi chính xác là đĩa cắt kim cương được thiết kế theo công nghệ đặc biệt, bề mặt của lưỡi cắt được sắp xếp ma trận hạt kim cương cho phép tốc độ cắt nhanh nhất so với các loại đá mài/cắt khác. Vì vậy, đĩa cắt kim cương thường được sử dụng để cắt đá cứng, gạch, bê tông với đường cắt tuyệt đẹp, mịn và không làm vỡ/hỏng vật liệu cần cắt. Vì kết cấu là các hạt kim cương được bố trí một cách ngẫu nhiên nên trông hình dáng của đĩa cắt kim cương có những đường vân rất đặc trưng, không hề giống với lưỡi cắt kim loại hay đá mài thông thường. Có thể thấy đĩa cắt rất đa dạng và mỗi loại sẽ thích hợp với những công việc nhất định. Nếu bạn cần mua đá mài đá cắt chất lượng hãy đến với Super MRO để mua được sản phẩm chính hãng với giá rẻ nhất nhé!
Đặc điểm của mũi khoan gỗ tròn và cách sử dụng hiệu quả
Để dễ dàng tạo hình lỗ tròn có đường kính lớn trên những loại gỗ cứng, chắc, khó khoan bạn phải dùng mũi khoan gỗ tròn. Vậy mũi khoan gỗ tròn có đặc điểm như thế nào? Nên sử dụng mũi khoan của hãng nào tốt nhất hiện nay? Hãy để những thông tin dưới đây giúp bạn có câu trả lời nhé! Đặc điểm mũi khoan gỗ tròn Mũi khoan gỗ tròn là phụ kiện mũi khoan chuyên dùng để khoan khoét lỗ trên gỗ. Mũi khoan gỗ có thiết kế chắc chắn bằng chất liệu hợp kim cao cấp, chiều dài vừa phải, cấu tạo của mũi khoan gỗ này tương tự với mũi khoan sắt, với các đường rãnh cắt rất sắc cùng khoảng cách rãnh rộng giúp thoát phoi gỗ nhanh, không gây sần sùi cho bề mặt gỗ. Lõi của mũi khoan tròn được chia thành 2 phần bên trong làm từ thép gió HSS, HSS-R, HSS-G hoặc carbon, phần bên ngoài sẽ được phủ 1 lớp titan giúp mũi khoan đạt độ cứng hoàn hảo, chịu tác động của lực, chịu nhiệt tốt để có thể khoan khoét gỗ cũng như mang lại hiệu quả sử dụng lâu bền. Đặc điểm cấu tạo của mũi khoan tròn Phần đầu mũi khoan gỗ rất nhọn giúp xác định vị trí khoan một cách chính xác. Mũi khoan gỗ tròn có cấu trúc mũi định tâm, lưỡi cắt biên và đặc biệt nó có lưỡi phay khoan gỗ lỗ tròn có đường kính lớn, giúp tiến hành khoan gỗ nhanh chóng chính xác hơn các mũi khoan khác rất nhiều. Mũi khoan tròn với thiết kế đầu mũi nhọn như đầu đinh giúp cố định đầu mũi khoan, chống trượt tốt và không cần phải khoan mồi, mũi khoan tròn thích hợp khoan trên mọi loại gỗ. Vì vậy, mũi khoan tròn cũng chính là dòng mũi khoan gỗ thông dụng nhất hiện nay, đặc biệt người thợ mộc không thể thiếu dòng mũi khoan này. Thiết kế đầu đinh giúp xác định chính xác vị trí cần khoan và không cần khoan mồi Để tạo ra lỗ khoan hình tròn có đường kính lớn trên các loại gỗ cứng, rắn chắc, có những thứa gỗ khó khoan bạn cần dùng mũi khoan kiểu lưỡi khoét răng cưa tròn hoặc đầu forster. Vì vậy, mũi khoan gỗ tròn là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp. Những điều cần biết khi sử dụng mũi khoan gỗ tròn Sử dụng mũi khoan gỗ tròn đúng cách sẽ giúp hiệu quả khoan khoét lỗ trên gỗ cao nhất, tiết kiệm thời gian, công sức, bảo vệ độ bền của mũi khoan và máy khoan. Sau đây là một số lưu ý bạn cần nhớ khi sử dụng mũi khoan: - Sử dụng mũi khoan tròn đúng mục đích: Chỉ sử dụng mũi khoan tròn để khoan trên gỗ, tuyệt đối không được dùng mũi khoan gỗ để khoan sắt hay các vật liệu khác để giúp mũi khoan được bền bỉ và chất lượng lỗ khoan đạt tính thẩm mỹ cao nhất. - Đảm bảo việc lắp mũi khoan vào máy khoan phải thực hiện đúng kỹ thuật, trục của máy khoan phải đồng tâm với mũi khoan để tránh tình trạng gãy mũi khoan khi máy khoan đang vận hành. Khi sử dụng máy khoan cũng chú ý để mũi khoan vuông góc với bề mặt gỗ để đảm bảo chất lượng và độ thẩm mỹ của lỗ khoan. - Với mũi khoan tròn bạn không cần khoan mồi bởi đây là mũi khoan định tâm có thể xác định chính xác vị trí cần khoan. Khi khoan chỉ cần dùng lực vừa phải, tránh nóng vội ấn máy khoan quá mạnh khiến cho mũi khoan dễ bị nóng, cháy, gãy mũi khoan. Sử dụng mũi khoan gỗ tròn đúng mục đích - Để máy khoan và mũi khoan hoạt động hiệu quả, bền bỉ và tránh được những tai nạn rủi ro không mong muốn có thể xảy ra, trước khi khoan gỗ bạn cần phải cố định vật cần khoan thật chắc chắn. - Việc chọn kích thước và độ dài của mũi khoan phù hợp với đầu máy khoan cũng là một vấn đề quan trọng cần chú ý. - Lỗ khoan của bạn sẽ đạt chất lượng tốt và có độ thẩm mỹ cao nếu bạn chọn kích cỡ mũi khoan theo đúng yêu cầu của lỗ khoan. - Nếu bạn dùng những mũi khoan đắt tiền thì nên dùng nước làm mát mũi khoan trong quá trình khoan để kéo dài độ bền của mũi khoan. - Sau khi xong việc cũng phải vệ sinh mũi khoan sạch sẽ trước khi bảo quản. - Không nên cố sử dụng những mũi khoan đã quá mòn. Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về mũi khoan gỗ tròn và cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Bạn muốn mua các loại mũi khoan chính hãng hãy đến với Super MRO – đại lý chuyên phân phối mũi khoan nhập khẩu tại Hà Nội để mua được sản phẩm cao cấp nhé!
Cấu tạo và những ưu điểm vượt trội của thang nhôm gấp 4 đoạn
Thang nhôm gấp 4 đoạn với thiết kế rất đặc biệt gồm có 4 đoạn gấp khúc được kết nối chặt chẽ với nhau đem đến cho người dùng chiếc thang có chiều cao lý tưởng cùng khả năng linh hoạt tuyệt vời trong quá trình sử dụng. Hãy cùng Super MRO khám phá cấu tạo và những ưu điểm của thang nhôm gấp 4 đoạn qua bài viết bên dưới nhé. Cấu tạo của thang nhôm gấp 4 đoạn Thang nhôm gấp 4 đoạn hay còn gọi là thang nhôm gấp chữ M, chúng có kết cấu gồm nhiều khớp nối để nối các đoạn thang lại với nhau. Thang nhôm gấp chữ M có khả năng chuyển đổi hình dạng cực kỳ linh hoạt nhờ vào các cặp khóa bản lề gắn trên thang cho phép người dùng có thể điều chỉnh thang theo nhu cầu sử dụng. Bạn có thể để thang nhôm theo kiểu chữ M, có thể dùng thang nhôm gấp như 1 chiếc thang thẳng đứng hoặc biến hóa thành dòng thang chữ A, chữ L, chữ U, chữ I, chữ Z,… một cách dễ dàng. Cấu tạo của thang nhôm gấp 4 đoạn Chất liệu chế tạo nên thang nhôm gấp 4 đoạn là hợp kim nhôm cao cấp, là vật liệu siêu nhẹ, bền vững, chắc chắn, cứng cáp, có khả năng chống ăn mòn tốt. Bên ngoài bề mặt của thang nhôm gấp còn được sơn phủ tĩnh điện giúp thang sáng bóng, đẹp mắt, tăng cường tính thẩm mỹ và chống chọi tốt với nhiều điều kiện thời tiết. Tùy theo từng thương hiệu mà thang nhôm gấp 4 có tải trọng khác nhau nhưng thường chịu được tải trọng tối đa là 150kg. Đồng thời cũng như nhiều loại thang chữ A, thang nhôm rút, thang nhôm gấp 4 đoạn cũng có nhiều tính năng an toàn như khóa chốt tự động, bậc thang rộng rãi, chân thang có gắn đế chống trượt để đảm bảo sử dụng thang an toàn. Ưu điểm vượt trội của thang nhôm gấp 4 đoạn So sánh với các dòng thang nhôm phổ biến hiện nay như thang nhôm rút, thang nhôm ghế, thang nhôm chữ A,… thang nhôm gấp 4 đoạn có rất nhiều lợi thế và ngày càng được sử dụng rộng rãi bởi đem đến rất nhiều tiện ích cho người dùng: Thang nhôm gấp 4 đoạn có thể dễ dàng chuyển đổi thành kiểu thang chữ A, chữ L, chữ U,… Kết cấu của thang nhôm gấp 4 cực kỳ linh hoạt, có thể tha hồ chuyển đổi thành các dạng như mong muốn. Do đó, thang nhôm có thể đạt được những chiều dài đa dạng phù hợp với mục đích sử dụng của người dùng ở các độ cao khác nhau. Thang nhôm gấp có thể xếp gọn, gấp gọn lại với kích thước rất nhỏ nên dễ dàng cho việc di chuyển, mang vác, bảo quản cất giữ cũng không chiếm nhiều diện tích. Với sự biến đổi đa dạng thành chữ A, chữ I, chữ Z, chữ L, chữ M, chữ U,… bạn hoàn toàn có thể dùng thang nhôm gấp 4 đoạn như một loại giàn giáo để thi công sơn tường, xây dựng,… Chất liệu thang nhôm cao cấp, trọng lượng nhẹ, rất bền bỉ, có thể sử dụng được rất lâu dài. Thiết kế độc đáo với nhiều tính năng an toàn giúp người dùng có thể yên tâm khi sử dụng. Thang nhôm gấp 4 có thể đáp ứng được rất nhiều công việc trong nhà cho đến ngoài trời như sửa chữa bóng đèn, quạt tường, lắp dây điện, sơn nhà, tỉa cành,… Sử dụng thang nhôm gấp đúng cách Thang nhôm gấp 4 đoạn được thiết kế để chuyển đổi hình dạng theo nhu cầu sử dụng cho nên thang được bố trí mỗi cặp khớp nối trong các bậc thang cho phép khóa ở một hoặc nhiều vị trí. Do đó, khi sử dụng thang nhôm gấp bạn cần đảm bảo tất cả bản lề phải được khóa lại trước khi leo lên thang. Thang nhôm gấp 4 được ứng dụng rộng rãi trong đời sống Trong quá trình sử dụng thang nhôm gấp cũng phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng bản lề, khớp nối và khóa của thang để đảm bảo thang đạt được độ an toàn cao nhất. Khi sử dụng thang nhôm cũng cần chú ý đặt thang ở vị trí bằng phẳng, chắc chắn, chân thang được cố định, điều chỉnh thang ở độ cao phù hợp để làm việc hiệu quả nhất. Bạn có thể chọn thang nhôm gấp 4 đoạn của những thương hiệu nổi tiếng như Poongsan, Nikawa, Nikita,… để được trải nghiệm những chiếc thang nhôm tuyệt vời nhất. Nếu có nhu cầu mua thang nhôm gấp 4 đoạn cao cấp hãy đến với Super MRO để mua sắm nhé!
Máy cắt cầm tay Makita gồm có những loại nào?
Máy cắt cầm tay Makita có khả năng ứng dụng rất linh hoạt trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, gỗ, xây dựng,… Người dùng có thể tận hưởng rất nhiều tính năng của máy cắt cầm tay Makita khi gắn chúng với những phụ kiện thích hợp như lưỡi mài, lưỡi nhám, lưỡi đánh gỉ,… Vậy máy cắt cầm tay Makita có bao nhiêu loại? Hãy cùng Super MRO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Điểm đặc biệt của máy cắt cầm tay Makita So sánh với máy cắt Makita để bàn, máy cắt cầm tay có thiết kế cực kỳ gọn nhẹ, thậm chí một số máy cắt góc chỉ nặng khoảng 2 – 4kg, người dùng có thể dễ dàng thao tác, cầm tay chắc chắn, di chuyển đi khắp nơi, làm việc được ở những vị trí nhỏ hẹp, ngóc ngách khó khăn mà chiếc máy cắt bàn không thể làm được. Công suất máy cắt Makita vừa đủ để gia công cắt vật liệu kim loại mỏng, cắt gỗ, cắt sắt, cắt nhựa cứng, cắt gạch đá, bê tông, cắt cỏ, cắt cây cảnh,… với đường cắt chính xác, tỉ mỉ, đạt độ thẩm mỹ cao. Máy cắt gạch đá Makita 4100NH3X Bên cạnh các dòng máy cắt cầm tay chạy điện còn có máy cắt cầm tay dùng pin càng thuận tiện hơn nữa khi làm việc xa nhà, không phụ thuộc vào nguồn điện. Máy cắt cầm tay Makita có những loại nào? Nhắc đến máy cắt cầm tay Makita người dùng sẽ hình dung ngay đến sự đa dạng về mẫu mã, thiết kế và tính đa năng của từng dòng máy cắt. Hãng Makita đem đến cho người dùng sự lựa chọn phong phú các dòng máy cắt cầm tay. Có 3 tiêu chí quan trọng để phân loại máy cắt Makita: Dựa vào loại hình vật liệu cắt, ứng dụng và cấu tạo. Phân loại máy cắt cầm tay theo loại hình vật liệu cần cắt Các chi tiết cần gia công cắt rất đa dạng do đó nếu phân loại máy cắt cầm tay Makita theo loại hình vật liệu sẽ có các loại như máy cắt ống, máy cắt tấm (lá), máy cắt sản phẩm hình,… Phân loại máy cắt cầm tay theo đặc điểm cấu tạo của máy Căn cứ theo cấu tạo của máy, ta có thể chia ra các loại cơ bản như: - Máy có các lưỡi cắt song song: Thường được sử dụng để cắt kim loại sau khi chúng đã được cán trên máy cán phá, cán phôi hoặc cán hình. - Máy kiểu chém: Dòng máy cắt này được trang bị 2 lưỡi cắt, 1 lưỡi đặt theo phương song song với bề mặt cần cắt, một lưỡi cắt khác được đặt theo góc 2 – 6 độ so với mặt phẳng ngang, khi vận hành hai lưỡi sẽ áp vào nhau và cắt đứt chi tiết. Máy cắt sắt cầm tay Makita - Kiểu máy cắt đĩa: Máy cắt đĩa được trang bị các đĩa cắt quay tròn dùng để cắt các cạnh bên (cắt mép) thép cuộn hoặc để cắt phá các cuộn kim loại. - Kiểu máy mài góc: Có thiết kế nhỏ gọn, chỉ cần dùng lưỡi cắt thích hợp là có thể dễ dàng cắt sắt, cắt gỗ, cắt nhựa,… ở những không gian chật hẹp hoặc làm việc trên cao. Phân loại máy cắt cầm tay theo ứng dụng của máy Nắm rõ các loại máy cắt cầm tay Makita theo ứng dụng của máy sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được một sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Theo đó, máy cắt cầm tay gồm có các loại tiêu biểu như sau: Máy cắt Makita đa năng TM30DSYE - Máy cắt kim loại: Chức năng chính của dòng máy này là dùng để cắt kim loại như sắt, nhôm, inox,… với đường cắt tỉ mỉ, chính xác, không gây ảnh hưởng xung quanh vùng cắt. Có các loại như máy cắt sắt Makita, máy cắt nhôm Makita,… - Máy cắt gạch: Chuyên dùng cho ngành cơ khí, đặc biệt khi cần ốp lát sàn sẽ không thể thiếu chiếc máy này. Máy cắt cầm tay chuyên cắt gạch cho phép cắt những viên gạch thành hình dạng, kích thước như mong muốn mà không hề gây hỏng gạch, đường cắt đẹp mắt, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. - Máy cắt đa năng: Máy có công suất mạnh mẽ, tốc độ cắt nhanh, thiết kế nhỏ gọn và cắt được nhiều vật liệu như gỗ, nhựa, xốp, kim loại, bìa, gạch, đá, bê tông,… - Máy cắt góc: Chuyên dùng để cắt góc của các vật liệu với đường cắt chính xác và có độ thẩm mỹ cao. Như vậy, bài viết trên đây đã giới thiệu với bạn những dòng máy cắt cầm tay Makita tiêu biểu nhất hiện nay, bạn hãy căn cứ vào nhu cầu sử dụng để chọn một sản phẩm phù hợp nhất nhé. Hãy đến với Super MRO để mua máy cắt cầm tay Makita chất lượng chính hãng, giá cả phải chăng và được phục vụ tận tình nhất!
Phân loại và cách sử dụng các loại cờ lê thông dụng
Cờ lê là một dụng cụ cầm tay được sử dụng rộng rãi từ gia đình cho đến các nhà xưởng gia công và lắp ráp. Cờ lê được ứng dụng trong việc tháo lắp bu lông, đai ốc. Tùy vào kích thước của các loại cờ lê mà bạn sẽ sử dụng với mục đích khác nhau để mang lại hiệu quả công việc tốt nhất. Dưới đây, Super MRO sẽ giới thiệu các loại cờ lê cũng như cách sử dụng của từng loại. Cờ lê là gì? Cờ lê chính là một dụng cụ cầm tay với chức năng chính là giữ và xoay các đai ốc, bu lông, chốt và các chi tiết có ren… Do đó mà cờ lê là vật dụng quan trọng và trong thể thiếu được ở trong hộp dụng cụ cầm tay ở các gia đình nhỏ cho đến garage sửa xe và lên tới dây chuyền lắp ráp phức tạp trong nhà máy. Cờ lê đuôi chuột Đặc điểm kỹ thuật của các loại cờ lê Cờ lê hầu hết đều được làm bằng chất liệu thép mạ Crom siêu cứng có độ bền cao và khả năng chống han gỉ, không bị cong, gãy khi phải chịu lực mạnh. Kích thước của cờ lê được biểu thị bằng số nguyên như 8, 10, 14, 32 tương ứng với kích thước tính bằng milimet. Đặc biệt cờ lê sẽ được thiết kế với thân dài, chắc chắn, vừa văn với tay cầm để người dùng có thể hạn chế được trơn trượt giúp công việc tháo lắp được thực hiện các nhanh chóng. Công dụng của các loại cờ lê trong đời sống Cờ lê là một dụng cụ cầm tay đang được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống cũng như sản xuất như: Bạn có thể sử dụng cờ lê để tháo mở ống hay các đồ, vật có hình tròn mà không có độ bám. Cờ lê dùng để nới lỏng/siết chắc các loại ốc vít của máy. Ngoài ra cờ lê còn được sử dụng nhiều ở trong các nhà máy sản xuất, gia công sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô, cơ khí, điện, tự động sửa chữa và các hoạt động bảo trì cài đặt khác trong công nghiệp. Cờ lê lực Phân loại các loại cờ lê hiện có Cờ lê được phân chia thành nhiều loại với các tính năng và cách sử dụng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các loại cờ lê hiện có những loại nào nhé. 1. Cờ lê hai đầu mở Loại cờ lê này có 2 đầu mở, với mỗi đầu sẽ có các kích thước khác nhau đó là 6-7, 8-9, 10-12…Với loại cờ lê hai đầu mở này thì các bạn có thể thao tác một cách nhanh chóng khi cần vặn, siết đai ốc. Ưu điểm của cờ lê hai đầu mở là do có ngàm cố định nên sẽ hạn chế được vấn đề trơn trượt khi thao tác. Cách sử dụng cờ lê hai đầu mở: Bạn cần phải chọn đúng kích cỡ của cờ lê với đai ốc cần vặn/mở. Bạn hãy đặt đầu cờ lê vào đai ốc sao cho 2 ngàm tiếp kẹp chặt vào đai ốc, sau đó thì tiến hành vặn vào/mở ra. 2. Cờ lê hai đầu vòng Loại cờ lê có 2 đầu có hình tròn, với mỗi đầu sẽ có cỡ khác nhau như 6-7, 8-9, 10-12… Cờ lê hai đầu vòng sẽ giúp chúng ta hạn chế được những vấn đề như biến dạng đai ốc và được sử dụng cho các đai ốc cần đến lực tác động mạnh. Đầu vòng của cờ lê 2 đầu vòng thường sẽ có hình 6 cạnh hay 12 cạnh ở mặt trong để phù hợp với loại đai ốc lục giác thông thường. Với hai đầu vòng của cờ lê được thiết kế thẳng hàng với thân sẽ tạo thành góc chép với thân để tạo một khoảng hở khi sử dụng. Cách sử dụng của cờ lê hai đầu vòng: Bạn hãy chọn đúng cỡ cờ lê với đai ốc, tiếp đến chụp đầu vào đai ốc và tiến hành vặn vào/mở ra. 3. Cờ lê vòng miệng (1 đầu hở, 1 đầu vòng) Loại cờ lê này có sự kết hợp của loại cờ lê đầu mở và đầu vòng ở bên trên, cả 2 đầu sẽ có cùng 1 cỡ. Cách sử dụng của cờ lê vòng miệng cũng tương tự như 2 loại ở trên. Cờ lê vòng miệng (1 đầu hở, 1 đầu vòng) 4. Cờ lê đuôi chuột Cờ lê đuôi chuột là một dụng cụ vặn do người Nhật phát minh được sử dụng khá phổ biến và ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau. Loại cờ lê này có sự kết hợp từ 2 loại dụng cụ đó là tay vặn tự động và đầu khẩu. Cơ cấu hoạt động của cờ lê đuôi chuột dựa trên nguyên lý bánh cóc mang đến năng suất vặn tối đa. Đây là dụng cụ chuyên để khóa ốc của giàn giáo, sử dụng để nới lỏng hay siết chặt bulong của giàn giáo. Ngoài ra loại cờ lê này còn được sử dụng rộng rãi trong cơ khí, điện, tự động sửa chữa. hoạt động bảo trì trong các ngành công nghiệp. 5. Cờ lê lực Loại cờ lê này có thể điều chỉnh được lực lên vật cần siết chặt. Khi sử dụng cờ lê lực thì lực cần xiết sẽ hiển thị ngay ở trên màn hình, giúp bạn dễ dàng đọc và xác định lực cần xiết đến mức nào là phù hợp. Cờ lê lực thường được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp như xây dựng dân dụng, cầu đường, đóng tàu, khai khoáng hóa dầu, lắp đặt giàn khoan, xây dựng nhà xưởng, kết cấu thép, sửa chữa máy móc… Hy vọng với những thông tin ở trên mà Super MRO chia sẻ ở trên thì các bạn đã hiểu hơn về các loại cờ lê. Qua đây thì các bạn có thể lựa chọn và sử dụng hợp lý với từng loại cờ lê cho công việc của mình.
Những thông tin về kìm cắt sắt thủy lực bạn nên biết
Nếu như bạn muốn cắt sắt thép xây dựng với loại thép tròn hay vuông thì có rất nhiều các dụng cụ để cắt sắt như kìm cắt sắt thủy lực, máy cắt sắt thủy lực, kìm cộng lực, máy cắt sắt sử dụng lưỡi cắt hay hàn xì… Nhưng với kìm cộng lực thì các bạn sẽ không cắt được loại sắt thép với kích thước lớn và rất mất sức, với máy cắt dùng lưỡi cắt thì việc cắt thường rất chậm và có tiếng ồn lớn, không an toàn khi sử dụng. Với kìm cắt sắt thủy lực thì hoàn toàn khác, các bạn có thể cắt được mọi loại vật liệu từ sắt, thép mà không cần tốn quá nhiều sức lực với lưỡi dao có khả năng cho độ sắc bén cao. Nếu như các bạn vẫn chưa biết nhiều về sản phẩm này thì hãy đọc bài viết này của Super MRO nhé. Kìm cắt sắt thủy lực là gì? Kìm cắt sắt thủy lực là vật dụng cầm tay chuyên được sử dụng để cắt các loại sắt thép có dạng thanh tròn, vuông với độ cứng vừa phải như sắt thép xây dựng, thanh kim loại nhôm… Loại kìm cắt sắt thủy lực có ưu điểm nổi bật so với các loại máy cắt thép thông thường đó là kìm sử dụng hệ thống thủy lực để tăng cường lực cắt, giúp người dùng có thể dễ dàng cắt được thép mà không phải tốn quá nhiều sức lực, trong quá trình cắt thì không sinh ra bụi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cấu tạo và cách thực hoạt động của kìm cắt sắt Cấu tạo và cách thực hoạt động của kìm cắt sắt Kìm cắt sắt thủy lực được cấu tạo bao gồm các bộ phận sau: một ống chứa đầu, một xi lanh thủy lực, một tay bơm để bơm dầu từ ống dầu vào xi lanh thủy lực, một cặp lưỡi cắt có độ cứng cao được gắn ở phía trên đầu xi lanh, một van khóa cho phép dầu đi vào xi lanh theo một chiều. Cách thức hoạt động của kìm cắt sắt thủy lực đó là: Khi các bạn tiến hành việc cắt thi khóa van dầu để cho phép đầu đi từ ống dầu vào xilanh, tiếp theo sau đó sử dụng tay dập để bơm dầu từ ống dầu vào xi lanh. Khi xi lanh đã đầy dầu sẽ được nén đẩy piston đưa lưỡi cắt tiến sát vào nhau cắt để cắt đứt cho kim loại. Ưu điểm nổi bật đến từ kìm cắt sắt thủy lực So với các thiết bị cắt sắt khác thì kìm cắt sắt thủy lực có những ưu điểm nổi trội mà các sản phẩm khác không có được đó là: Ưu điểm nổi bật đến từ kìm cắt sắt thủy lực Kìm cắt được sắt, thép với tốc độ cắt nhanh. Người dùng rất dễ sử dụng, bất cứ ai cũng có thể sử dụng được kể cả người già và trẻ em. Các bạn không phải mất quá nhiều sức, khi cắt sẽ không gây ra tiếng ồn. Tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Kìm có giá thành khá mềm, các phụ kiện đi kèm như lưỡi cắt và gioăng phớt luôn luôn có sẵn để các bạn thay thế. Sản phẩm có thể làm việc được trong mọi điều kiện môi trường và thời tiết. Các loại kìm cắt sắt thủy lực Kìm cắt sắt thủy lực hiện nay trên thị trường được chia thành 4 loại chính đó là: 1. Kìm cắt sắt tích hợp bơm: Đây là một trong những loại kìm cắt sắt phổ biến nhất, cấu trúc của máy đã được cài đặt thêm phần bơm tay giúp quá trình sử dụng được dễ dàng hơn và cắt thép được ở những khu vực nhỏ, hẹp. Loại kìm này có thiết kế khá nhỏ gọn nên người dùng có thể di chuyển một cách dễ dàng. 2. Kìm cắt sắt bơm rời: Loại này sử dụng bơm rời do đó khi sử dụng bạn phải lắp đặt thêm bơm thủy lực, có thể sử dụng để bơm tay hay bơm điện thủy lực. Kìm cắt sắt bơm rời thường được sử dụng ở những không gian có diện tích rộng như công xưởng, nhà máy… 3. Máy cắt sắt thủy lực: Máy cắt sắt thủy lực Loại kìm cắt sắt thủy lực này có ưu điểm đó là tốc độ cắt rất nhanh chóng, độ chính xác cao. Nhưng máy cắt sắt thủy lực thì lại có khối lượng tương đối lớn nên có thể gây ra trở ngại trong việc di chuyển và sử dụng. 4. Kìm cắt sắt dùng pin: Với loại kìm này thì vô cùng tiện lợi bởi nó đã được tích hợp cả bơm điện thủy lực nên không cần phải lắp đặt thêm gì. Ngoài ra nó còn còn vô cùng tiện lợi với việc sử dụng pin nên không cần phải kết nối với nguồn điện. Hy vọng với những thông tin về kìm cắt sắt thủy lực mà Super MRO cung cấp sẽ hữu ích đối với các bạn. Super MRO chúc các bạn sẽ lựa chọn được cho mình một sản phẩm phù hợp nhất.
Những thông tin chi tiết về kìm bấm rive bạn nên biết
Hiện nay, các nhà sản xuất cung cấp rất nhiều mẫu sản phẩm kìm bấm rive khác nhau phục vụ nhiều loại hình công việc khác nhau. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng có thể mang đến sự ổn định với thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng. Cấu tạo của kìm bấm rive Kìm bấm rive là một dụng cụ cầm tay sở hữu nhiều tính năng hữu ích, có kích thước đa dạng, được dùng để siết chặt bu lông, đai ốc, vít. Kìm bấm rive được cấu tạo với các bộ phận sau đây: Thân kìm: được làm từ chất liệu thép cao cấp, có khả năng chống thấm nước, dễ dàng vệ sinh. Kìm có khả năng chịu lực tốt, chống va đập nên rất ít bị trầy xước hay hư hỏng. Ngoài ra thân kìm còn được phủ bởi một lớp chống gỉ ở bên ngoài nên sản phẩm có tính thẩm mỹ cao và vô cùng chắc chắn. Bộ nhíp rút đinh được thiết kế theo dạng bằng phẳng phục vụ mục đích dễ rút đinh. Bộ nhíp được tôi trong nhiệt độ cao nên có độ rắn chắc tốt, độ cứng cũng được đảm bảo. Cán kìm: Thường được bọc thêm một lớp nhựa cao cấp để chống trơn trượt khi sử dụng. Ngoài ra nó còn giúp cho các thao tác của người dùng dễ dàng hơn. Công dụng của kìm bấm rive Kìm bấm rive là dụng cụ khá phổ biến hiện nay đối với những người thợ chuyên thi công, lắp đặt cửa nhôm và các thợ lắp ráp tủ sắt… Kìm có công dụng để rút, tán đinh rive bằng nhôm, inox. Ngoài ra kìm bấm rive còn được dùng để khóa các vật liệu với nhau bằng cách sử dụng đinh rút. Công dụng của kìm bấm rive Cách sử dụng kìm bấm rive Tiếp theo Super MRO sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng kìm bấm rive nhé. Cách sử dụng kìm bấm rive bao gồm các bước sau đây: Bước 1: Bạn hãy chọn đầu rút phù hợp với đường kính đinh tán mà bạn sẽ sử dụng. Bởi vì, đinh tán rive có rất nhiều các kích cỡ khác nhau được tích theo đường kính thông dụng của đinh đó là 3.2 li, 4 li, 4.8 li do đó mà các bạn cần phải lưu ý trong việc lựa chọn đầu rút sao cho phù hợp với đường kính của đinh. Thông thường mỗi kìm bấm rive sẽ kèm theo 4 đầu rút khác nhau cho các bạn lựa chọn. Bước 2: Lấy khóa vòng tháo lắp đầu rút cần dùng. Bước 3: Khoan lỗ ở trên vật liệu mà các bạn muốn ghép lại với nhau. Bước 4: Cho đinh rút vào đầu rút của kìm bấm rive, đặt vào vị trí lỗ vừa khoan. Bước 5: Bạn hãy bóp mạnh kìm bấm rive xuống 1 đến 2 lần cho đến khi nghe thấy tiếng kêu thì hãy dừng lại. Tiếng kêu đó chính là do phần đinh thừa gãy rơi ra ngoài. Giới thiệu 2 sản phẩm kìm bấm đáng mua nhất hiện nay Hãy cùng Super MRO tham khảo ngay 2 sản phẩm kìm bấm rive được giới thiệu dưới đây nhé. 2 Sản phẩm này hiện đang được người dùng đánh giá rất cao trong quá trình sử dụng. 1. Kìm bấm rive kim loại Tolsen 43099 Tolsen 43099 được làm từ chất liệu hợp kim thép cứng, chắc nên cực kỳ sáng bóng và cứng cáp. Ngoài ra sản phẩm còn có khả năng chống gỉ sét, không bị oxi hóa của môi trường bên ngoài. Kìm bấm rive kim loại Tolsen 43099 Tolsen 43099 được thiết kế đặc biệt với 4 kim bấm có quy cách và các kích thước lần lượt đó là 2.4mm, 3.2mm cho đến 4mm nên các bạn có thể thay đổi tùy theo yêu cầu công việc bấm rivel hay rút các loại đinh có hệ quy cách tương ứng. Kìm được thiết kế với tay cầm tương đối vừa vặn, bên ngoài còn được bọc một lớp nhựa để chống trơn trượt mang đến sự chắc chắn, an toàn. Tolsen 43099 còn được trang bị thêm móc khóa an toàn đảm bảo được độ chính xác cho công việc. Sản phẩm được thiết kế với chiều dài tiêu chuẩn và trọng lượng nhẹ nên rất dễ dàng cho việc mang theo khi sử dụng và cất giữ bảo quản khi không sử dụng. 2. Kìm rút rive Kingtony 21-20-101 Sản phẩm được dập khuôn bằng chất liệu hợp kim thép sáng bóng, có độ bền cao, không bị tòe. Kingtony 21-20-101 có tiêu chuẩn với độ mở kìm lớn nên việc rút đinh rive rất tiện lợi. Kìm bấm rive Kingtony 21-20-101 Kìm Kingtony 21-20-101 có thể rút được các loại đinh rive với đường kính lần lượt đó là 2.4mm, 3.2mm, 4mm, 4.8mm nên người có thể thao tác được linh động và dễ dàng hơn. Tay cầm được bọc nhựa cứng cáp, vừa vặn với tay cầm tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra, Kingtony 21-20-101 còn có thiết kế chốt khóa ở trên tay cầm có tác dụng hạn chế tai nạn khi không sử dụng. Với những chia sẻ về kìm bấm rive ở trên Super MRO hy vọng đã cung cấp được cho các bạn nhiều thông tin bổ ích, nhằm giúp các bạn lựa chọn được một sản phẩm kìm phù hợp. Chúc các bạn sẽ có được sự lựa chọn tốt nhất cho công việc và nhu cầu của mình.
Phân loại các loại kìm bấm chết hiện có trên thị trường
Nếu người dùng có sự am hiểu về kìm bấm chết thì việc lựa chọn nó cho phù hợp với công việc sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. Hiện nay trên thị trường kìm bấm chết có rất nhiều loại khác nhau để đáp ứng cho nhu cầu công việc của người dùng. Các loại kìm bấm chết nào được sử dụng phổ biến hiện nay? Đây chính là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm này. Để trả lời cho câu hỏi đó thì các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Super MRO nhé! Kìm bấm chết là gì? Kìm bấm chết là dòng kìm được làm bằng chất liệu kim loại có hai mỏ, hai càng được bắt chéo lại với nhau để thực hiện thao tác kẹp chặt trong công việc sửa chữa. Kìm bấm chết được sử dụng nhiều trong công nghiệp, ở nhiều tác vụ khác nhau nên là dụng cụ cầm tay không thể thiếu của thợ cơ khí. Kìm chết được sử dụng để giữ chặt vật thể, từ đó người dùng có thể thực hiện các thao tác như tháo dỡ, lắp đặt, cắt ghép trên vật một cách chính xác. Kìm bấm chết được cấu tạo từ chất liệu thép không gỉ, duy trì tuổi thọ của sản phẩm. Kìm bấm chết có những loại nào? Dưới đây Super MRO sẽ chia sẻ đến các bạn những dòng kìm bấm chết được sử dụng phổ biến hiện nay nhất. Kìm bấm chết mỏ nhọn Loại kìm bấm chết này được sử dụng để có thể tháo lắp các chi tiết ở nơi chật hẹp, với mục đích đó là cố định chắc chắn vật cần tháo lắp. Phần mỏ của loại kìm này luôn được chú trọng trong thiết kế. Kìm được làm bằng chất liệu thép hợp kim cứng có mũi và răng khỏe để giữ chặt được các chi tiết. Ngoài ra phần tay cầm còn được thiết kế chắc chắn bọc cao su để khi sử dụng không bị đau tay. Kìm bấm chết mỏ cong Loại kìm bấm chết này được thiết kế với mỏ cong giúp việc kẹp chặt được các chi tiết có dạng ống được dễ dàng hơn do mỏ kẹp bám sát vào các chi tiết hình trụ chắc chắn. Đây là một trong những điểm nổi bật của loại kìm chết mỏ cong này trong thiết kế. Kìm bấm chết chữ C IRWIN T20EL4 Kìm bấm chết mỏ dẹp Kìm thường được làm bằng thép hợp kim cứng, mũi và răng kìm khỏe, tay cầm vừa tay rất chắc chắn. Tùy vào từng chi tiết mà các bạn có thể sử dụng dòng kìm mỏ dẹp để có thể dễ dàng linh hoạt hơn trong công việc. Kìm bấm chết chữ C Kìm có thiết kế mỏ kẹp chữ C cùng với đó là phần mũi và răng kìm khỏe. Tay cầm được thiết kế vừa tay rất chắc chắn và dễ dàng thao tác. Kìm bấm chết chữ C được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và sửa chữa dân dụng. Tham khảo 3 sản phẩm kìm bấm chết được ưa chuộng hiện nay Kìm bấm chết có quá nhiều model nên bạn không biết lựa chọn sản phẩm nào cho phù hợp với nhu cầu công việc của mình. Vậy thì bạn còn chần chờ gì mà không khám phá ngay 3 sản phẩm được giới thiệu dưới đây. 1. Kìm chết mũi thẳng Stanley 84-371 Stanley 84-371 được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ do đó mà không chiếm quá nhiều diện tích và dễ dàng cho việc sử dụng hay cất gọn. Kìm được tinh luyện từ hợp kim cứng, quai hàm thẳng tạo sự chắc chắn. Lớp sơn ngoài của Stanley 84-371 được mạ bạc bóng có tác dụng chống gỉ sét, an toàn và có độ bền cao. Kìm chết mũi thẳng Stanley 84-371 Stanley 84-371 có khả năng cách điện tốt, thích hợp cho người dùng làm việc trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Tay cầm được thiết kế với các rãnh ngang tạo độ ma sát tốt nên tránh được việc trơn trượt, an toàn khi tay bị ra mồ hôi hay dính dầu nhớt. 2. Kìm chết chữ C IRWIN T20EL4 Sản phẩm chuyên dụng được sử dụng để kẹp giữ các vật dụng, kẹp chặt các chi tiết, đặc biệt giúp kẹp chặt chắc chắn các chi tiết có dạng hình ống loại lớn mà các loại kìm khác không thể cặp được. IRWIN T20EL4 được tinh luyện từ thép hợp kim cứng, mạ crom sáng bóng ngăn ngừa rỉ sét, có khả năng chịu được lực cao mang đến một sản phẩm bền chắc với tuổi thọ quang. IRWIN T20EL4 có bộ phận điều chỉnh được độ mở của hàm kẹp để giúp các bạn có thể dễ dàng kẹp chặt được đồ vật có kích thước khác nhau. IRWIN T20EL4 được thiết kế đặc biệt hình chữ C do đó có thể kẹp được các chi tiết có hình dạng ống. Đầu kìm với độ mở lớn cho cơ chế kẹp và khóa linh hoạt, cho người dùng thao tác chính xác hơn. 3. Kìm chết Toptul DAAY1A10 Toptul DAAY1A10 được thiết kế với 2 đầu dạng mỏ cong, dễ dàng vận hành, phù hợp cho các công việc khác nhau như giữ và kẹp chặt các chi tiết, dụng cụ như bu lông, đai ốc… Với bộ phận khóa ở trên thân kìm nên cho phép người dùng dễ dàng thay đổi kích thước mỏ kìm. Kìm bấm chết Toptul DAAY1A10 Sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, người dùng có thể trang bị sản phẩm bên mình mọi lúc mọi nơi để có thể phục vụ và đáp ứng kịp thời nhất cho nhu cầu công việc của bạn. Hy vọng với những thông tin mà Super MRO cung cấp trong bài viết này thì các bạn đã có thêm hiểu biết về kìm bấm chết. Chúc các bạn sẽ lựa chọn được cho mình một chiếc kìm bấm chết phù hợp với nhu cầu và công việc của mình nhé!