Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của khoan bê tông

  • 0 bình luận

Mục lục

    Khoan bê tông là một trong những vật dụng khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại máy khoan này. Vì vậy bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy khoan bê tông.

    Cấu tạo của khoan bê tông

    Khoan bê tông được thiết kế với nhiều bộ phận khác nhau và được chia thành 2 phần: Cấu tạo bên trong và cấu tạo bên ngoài. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một cách chi tiết về cấu tạo của máy này.

    khoan-be-tong-1

    Cấu tạo chi tiết của khoan bê tông 

    Chi tiết cấu tạo bên ngoài của dòng máy khoan bê tông

    Hầu hết các dòng máy khoan bê tông hiện nay đều có thiết kế và cấu tạo tương đối giống nhau. Bao gồm các bộ phận sau:

    • Vỏ khoan: Là bộ phận bên ngoài của máy khoan có vai trò bảo vệ các bộ phận bên trong của máy. Vì vậy, phần vỏ máy này thường được làm bằng chất liệu nhựa có độ cứng cao. Ngoài ra, các vị trí như đuôi máy, thân máy thường sẽ được bọc cao su để có khả năng chống va đập và cách điện.
    • Tay cầm chính là bộ phận để người dùng cầm máy và thực hiện các thao tác khoan. Phần tay cầm này thường được bọc bằng cao su để chống trơn trượt và tạo độ êm.
    • Cò máy: Là công tắc để điều chỉnh các hoạt động của máy khoan.
    • Nút duy trì thao tác: Là nút nhấn duy trì được tích hợp với cò máy để giúp máy có thể chạy tự động. Đây là chế độ rảnh tay cho phép máy hoạt động ở công suất tối đa.
    • Nút chọn chế độ chức năng: Từng dòng máy khoan khác nhau sẽ có nút chọn với chế độ riêng biệt.
    • Nút đảo chiều có tác dụng khoan ra và khoan vào. Thông thường nút đảo chiều thường được bố trí gần với cò bấm của máy.
    • Đầu kẹp mũi khoan: Là bộ phận để người dùng có thể lắp mũi khoan bê tông vào máy.
    • Tay cầm phụ: Đây là bộ phận giúp người dùng cầm máy chắc chắn hơn.
    • Dây điện/pin máy khoan: Có tác dụng cung cấp nguồn năng lượng cho máy hoạt động.
    khoan-be-tong-2

    Cấu tạo bên ngoài của dòng máy khoan bê tông 

    Cấu tạo bên trong khoan bê tông

    Cũng giống như cấu tạo bên ngoài, cấu tạo bên trong của máy khoan bê tông hầu như là giống nhau. Vì vậy, bạn cần phải nắm được cấu tạo của máy để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động và hỗ trợ công việc một cách tốt nhất. Các bộ phận cấu tạo bên trong của máy khoan bao gồm:

    • Bộ chổi than gồm có chổi than và giá đỡ chổi than
    • Rotor động cơ khoan
    • Stato động cơ
    • Quạt gió giúp làm mát động cơ
    • Phần truyền chuyển động trung gian
    • Phần truyền động trục khoan
    • Bộ phận bánh răng trục khoan
    • Vòng bi 
    • Đầu kẹp mũi khoan

    Nguyên lý hoạt động của khoan bê tông

    Nguyên lý hoạt động của khoan bê tông tương tự với các dòng máy khoan cầm tay khác như Bosch, Makita, Dewalt. 

    Sau khi khoan được cung cấp nguồn điện, năng lượng sẽ được chuyển tới chỗ chổi than giúp làm quay động cơ. Động cơ sẽ truyền chuyển động cùng với mô men xoắn đến trục trung gian. Khi đó, trục trung gian sẽ tạo ra lực xung của búa và đồng thời tạo ra lực xoắn truyền chuyển động quay lên khoan qua bộ bánh răng. Lúc này, máy khoan quay để tạo ra được lực gõ búa vào trục máy và trục khoan sẽ thực hiện công việc, đưa mũi khoan vào trong vật liệu cần khoan.

    Đối với máy khoan bê tông không chổi than sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý xác định vị trí của rotor và điều khiển dòng điện vào cuộn dây stator tương ứng. 

    Một số lưu ý khi dùng khoan bê tông

    Cách sử dụng máy khoan bê tông khá đơn giản, tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

    khoan-be-tong-3

    Sử dụng đồ bảo hộ khi dùng khoan bê tông 

    • Luôn phải sử dụng đồ bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.
    • Người dùng nên lựa chọn vị trí và tư thế đứng thuận tiện để có thể dễ dàng thực hiện các thao tác.
    • Để hạn chế độ rung và tránh mũi khoan bị lệch, bạn cần phải cầm chắc máy khoan khi sử dụng.
    • Với dòng máy khoan điện, trước khi sử dụng bạn cần kiểm tra nguồn điện để đảm bảo tương thích với máy. 
    • Với các loại máy khoan pin cần thường xuyên kiểm tra pin để đảm bảo có đủ năng lượng thực hiện công việc.
    • Khu vực khoan cần được đảm bảo sạch sẽ và không gần các vật liệu dễ gây cháy nổ.

    Trên đây là những thông tin về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của máy khoan bê tông. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn và sử dụng máy khoan bê tông đúng cách. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về dòng máy khoan bê tông hoặc các dòng máy khoan khác có thể truy cập vào website của Super MRO.

    Bình luận

    Đánh giá trung bình

    0/5
    (0 nhận xét)

    Đánh giá của bạn về bài viết này: *

    0 Bình luận

    Thông tin bình luận