Một số thông tin về máy đục bê tông cầm tay bạn nên biết

  • 0 bình luận

Mục lục

    Máy đục bê tông cầm tay là dòng máy hỗ trợ cực kỳ lớn cho công việc đục phá, phá vỡ những bức tường bê tông bền cứng. Không giống như các dòng máy khoan xoay, máy khoan động lực mà dòng máy đục bê tông cầm tay thường phải hoạt động với công suất vô cùng mạnh mẽ, lực đập lớn. Nên việc lựa chọn máy đục bê tông cầm tay như thế nào để phù hợp với nhu cầu công việc, an toàn khi sử dụng là vấn đề quan trọng bạn cần phải xem xét. Do đó bạn cần phải có những thông tin về máy đục bê tông để phục vụ cho việc lựa chọn của mình. Cũng chính vì vậy mà trong bài viết này Super MRO muốn chia sẻ đến các bạn một số thông tin liên quan đến sản phẩm này.

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đục bê tông cầm tay

    Máy đục bê tông cầm tay được cấu tạo và nguyên lý hoạt động như sau:

    Cấu tạo

    Máy đục bê tông cầm tay được cấu tạo bao gồm 10 bộ phận đó là:

    • Thân máy
    • Bộ chổi than
    • Rôto động cơ khoan (phần chuyển động)
    • Stato động cơ (phần đứng yên)
    • Quạt gió.
    • Phần truyền chuyển động trung gian (bao gồm cơ cấu tạo lực búa).
    • Phần truyền động trục khoan
    • Bộ bánh răng trục khoan
    • Vòng bi trục
    • Đầu kẹp mũi khoan.
    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đục bê tông cầm tay
    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đục bê tông cầm tay

    Nguyên lý hoạt động

    Khi nguồn điện được cấp cho máy tới bộ chổi than thì động cơ sẽ quay, lúc này động cơ sẽ truyền chuyển động và mô men xoắn đếm trục trung gian để thực hiện 2 nhiệm vụ đó là tạo ra lực xung và tạo ra lực xoắn truyền chuyển động quay lên trục khoan qua bộ bánh răng. Lúc này, máy đục bê tông cầm tay vừa thực hiện chức năng khoan vừa tạo ra lực đập để tăng thêm lực khi đục, giúp thao tác đục nhanh hơn dù trên những vật liệu cứng như bê tông, tường gạch.

    Các loại tay cầm của máy đục bê tông cầm tay

    Máy đục bê tông cầm tay hầu hết đều hoạt động với công suất mạnh mẽ, lực đập lớn nên tay cầm chính là một yếu tố vô cùng quan trọng mà các bạn cần quan tâm để lựa chọn. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem những ưu điểm, đặc điểm của các loại tay cầm máy đục bê tông.

    1. Tay cầm chính ở máy đục bê tông cầm tay

    Đối với máy đục bê tông cầm tay thì tay cầm chính luôn được thiết kế chữ D với 2 loại đó là chữ D cố định và chữ D di chuyển. Bên cạnh đó còn có tay cấm thẳng được thiết kế đối xứng.

    1.1 Tay cầm chính chữ D có thể di chuyển được

    Tay cầm chính chữ D có thể di chuyển được chúng ta sẽ thường bắt gặp ở máy đục bê tông cầm tay Bosch. Những chiếc máy được thiết kế với ống búa dài, công suất lớn cần phải tập trung tối đa sức đập cho máy. Ở tay cầm chính chữ D có thể di chuyển được sẽ không được thiết kế công tắc ở trên tay cầm và nó cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật sử dụng nhiều hơn ở người dùng. Tay cầm chữ D di chuyển theo các nấc do đó vẫn đảm bảo được sự chắc chắn, ổn định, người dùng không cần phải lo lắng đến vấn đề trơn trượt khi làm việc liên tục hay ở vị trí khó khăn.

    Tay cầm chính chữ D có thể di chuyển được
    Tay cầm chính chữ D có thể di chuyển được

    1.2 Tay cầm chữ D cố định

    Đây là loại tay cầm truyền thống, được sử dụng phổ biến hơn bởi nó giúp máy giữ được thăng bằng tốt hơn. Tay cầm chữ D cố định thường được thiết kế công tác ở ngay tay cầm nên người dùng dễ dàng hơn trong việc thao tác, không cần đòi hỏi kỹ thuật quá nhiều khi vận hành. Tay cầm chữ D cố định cũng giúp máy hạn chế được rung lắc khi có lực đập mạnh tác động lên bề mặt của vật liệu cứng.

    1.3 Tay cầm thẳng thiết kế đối xứng

    Loại máy đục bê tông cầm tay với tay cầm này thường là loại máy hạng nặng, chỉ những người thợ chuyên nghiệp mới có thể vận hành được máy.

    Tay cầm chính chữ D có thể di chuyển ở máy đục bê tông cầm tay
    Tay cầm chính chữ D có thể di chuyển ở máy đục bê tông cầm tay

    2. Tay cầm phụ của máy đục bê tông cầm tay

    Tay cầm phụ của máy đục bê tông cầm tay có hai kiểu đó là chữ D và tay cầm thẳng, với mỗi loại có những ưu điểm và mỗi hãng sẽ chọn cho mình một thiết kế riêng. Nhìn chung, tay cầm phụ đều có thể di chuyển 360 độ nhằm hỗ trợ lực cho tay cầm chính và giúp giữ thăng bằng cho máy được tốt hơn. Có 3 loại tay cầm phụ của máy đục bê tông phổ biến hiện nay đó là:

    • Tay cầm phụ chữ D: Loại tay cầm này không khác gì mấy so với tay cầm chính, chúng ta thường gặp ở các máy đục của Total, Bosch, Dewalt. Tay cầm phụ chữ D được thiết kế khá ta, hỗ trợ lực ổn định và chỉ có khả năng xoay tròn mà không thể di chuyển lên xuống được.
    • Tay cầm phụ hình vuông: Loại tay cầm này có đục lỗ dưới dây thường gặp ở dòng máy đục bê tông cầm tay của Makita. Tay cầm có thể xoay tròn, lên xuống, rất tiện lợi cho người dùng không chuyên nghiệp.
    • Tay cầm phụ thẳng: Loại tay cầm này có ưu điểm là không gây vướng víu khi sử dụng, thoáng ở phía đầu máy giúp người dùng có tầm nhìn tốt khi sử dụng.

    Với những thông tin liên quan về máy đục bê tông cầm tay được Super MRO chia sẻ ở bài viết trên, chúc các bạn sẽ đưa ra được sự lựa chọn sáng suốt nhất. Nếu bạn quan tâm đến máy đục bê tông cầm tay thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

    Bình luận

    Đánh giá trung bình

    0/5
    (0 nhận xét)

    Đánh giá của bạn về bài viết này: *

    0 Bình luận

    Thông tin bình luận