Cờ lê - Mỏ lết: Phân biệt và cách sử dụng

  • 0 bình luận

Mục lục

    Cờ lê, mỏ lết là hai dụng cụ cầm tay mà hầu hết gia đình và người thợ nào cũng có. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt và hiểu rõ cách dùng của từng loại. Hãy đọc bài viết sau để có thêm kiến thức về hai dụng cụ này.

    Cờ lê là gì? Có mấy loại cờ lê?

    Cờ lê là dụng cụ cầm tay dùng để vặn bu lông, đai ốc gồm hai đầu với các kích cỡ khác nhau. Dụng cụ này thường được làm bằng thép mạ crom cứng nhằm đảm bảo độ bền, chống gỉ và loại trừ khả năng bị bẻ cong khi chịu tác động lực lớn. Cờ lê có cấu tạo hai đầu và thân dài, giúp người sử dụng dễ cầm nắm và thao tác. Số hiệu của cờ lê là các số nguyên (8;10;14;...) và được tính bằng mi-li-mét. Cờ lê được sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, sửa chữa (sửa chữa máy móc, ô tô,...) và trong gia đình. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cờ lê với đặc điểm và công dụng khác nhau.

    1. Cờ lê 2 đầu vòng:

    Là loại cờ lê với 2 đầu tròn, mặt trong có 6 hoặc 12 cạnh để phù hợp với đai ốc, bu lông có 6 hay 12 cạnh. 2 đầu của cờ lê được thiết kế thẳng hoặc xéo với thân và được ứng dụng cho đai ốc, bu lông cần lực mạnh tác động.

    Bộ cờ lê 2 đầu vòng 6 chi tiết Stanley STMT73664-8

    2. Cờ lê 2 đầu mở:

    Là loại cờ lê 2 đầu có độ mở nhất định với kích thước khác nhau.

    Bộ cờ lê 2 đầu mở King Tony KT1110

    3. Cờ lê vòng miệng:

    Là cờ lê có một đầu mở và một đầu vòng, 2 đầu có cùng kích cỡ.

    Bộ cờ lê vòng miệng Asaki 7504

    4. Cờ lê đuôi chuột:

    Là sự kết hợp của tay vặn tự động (tay vặn cóc) và đầu khẩu (tuýp) do người Nhật phát minh ra. Dụng cụ này chuyên dùng để khoá ốc của giàn giáo.

    Cờ lê đuôi chuột

    5. Cờ lê lực:

    Là cờ lê cho phép người dùng điều chỉnh lực tác dụng lên vật cần xiết chặt. Độ lớn của lực tác động sẽ hiện trên màn hình, giúp chúng ra dễ dàng nhận biết để điều chỉnh cho phù hợp với từng loại đai ốc, bu lông.

    Cờ lê lực Stanley 73-592

    Mỏ lết là gì? Có mấy loại mỏ lết?

    Mỏ lết hiểu nôm na là một loại cờ lê có thể điều chỉnh được độ mở. Nó có cấu tạo gồm 2 ngàm: một ngàm cố định và một ngàm di động. Mặt trong của mỏ lết thường được làm phẳng để phù hợp với các loại bu lông, đai ốc hình vuông hoặc hình lục giác. Chính nhờ cấu tạo đặc biệt này mà chúng ta có thể dùng một chiếc mỏ lết cho bu lông, đai ốc có kích thước khác nhau. Khi sử dụng, chúng ta xoay ốc để hai ngàm kẹp chặt vào vật cần siết rồi tác động lực bằng cách kéo, xoay, vặn. Trong gia đình, cỡ mỏ lết thường nên có là trung bình (8” - 10”) và nhỏ (4” - 6”).

    Mỏ lết Tolsen

    Ngoài mỏ lết thường, trên thị trường còn có mỏ lết răng, chuyên dùng cho các công việc liên quan đến đường ống nước. Hai ngàm của mỏ lết răng đều có răng cưa để tăng độ bám khi tác động lực. Người dùng thay đổi độ mở của mỏ lết răng bằng cách vặn bu lông trên thân. Đối với các công việc sửa chữa ống nước trong gia đình thì chúng ta nên mua mỏ lết răng cỡ 12”. Đặc biệt, không được dùng mỏ lết răng để vặn, siết các đai ốc và bu lông thường vì nó có thể làm biến dạng đai ốc, bu lông.

    Mỏ lết răng Stanley 87-620

    Bình luận

    Đánh giá trung bình

    0/5
    (0 nhận xét)

    Đánh giá của bạn về bài viết này: *

    0 Bình luận

    Thông tin bình luận