Cấu tạo, chức năng và cách sử dụng đồng hồ vạn năng bạn đã biết?
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng như thế nào? Cấu tạo và ứng dụng của nó ra sao? Đó là những câu hỏi bạn sẽ gặp hàng ngày khi tìm hiểu về đồng hồ vạn năng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thắc mắc thông qua các chia sẻ dưới đây nhé!
Đồng hồ vạn năng là gì?
Đồng hồ vạn năng là thiết bị đo dòng điện, điện trở... cần thiết đối với mọi gia đình, các kỹ thuật viên, các thợ sửa điện tử. Đồng hồ vạn năng kiểm tra nhiều loại linh kiện khác nhau, thời gian đo rất nhanh đưa ra kết quả chính xác.
Đồng hồ vạn năng có cấu tạo như thế nào
Chức năng của đồng hồ vạn năng.
Đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính: Đo dòng điện, đo điện áp, đo điện trở và kiểm tra thông mạch.
1. Đồng hồ vạn năng dùng để đo dòng điện.
Dòng điện (kí hiệu là A) đây là chức năng cơ bản của đồng hồ vạn năng, nhằm xác định dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.
2. Đồng hồ vạn năng dùng để đo điện áp.
Đo điện áp (-Ký hiệu V) đây là một chức năng cơ bản của đồng hồ vạn năng. Điện áp chia ra 2 loại là điện áp một chiều và xoay chiều. Điện áp một chiều đo ở nguồn điện cụ thể là mỏ pin. Điện áp xoay chiều thì nguồn điện sử dụng hằng ngày 220V dễ dàng đo được ở mọi gia đình.
3. Đồng hồ vạn năng dùng để đo điện trở.
Điện trở (được ký hiệu Ω) là chức năng thông thường của chiếc đồng hồ vạn năng. Với chức năng này, người dùng không cần mua nhiều thiết bị mà vẫn đo, sử dụng được chức năng cần thiết.
4. Đồng hồ vạn năng dùng để kiểm tra thông mạch.
Kiểm tra thông mạch cũng là chức năng cần thiết của chiếc đồng hồ vạn năng. Việc thực hiện đo thông mạch giúp xác định dây nối chuẩn xác và hoạt động tốt không. Từ đó đưa ra cách kiểm tra và sửa chữa.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
1. Sử dụng đồng hồ đo vạn năng để đo dòng điện
Để đo dòng điện ta thực hiện các bước sau:
- B1: Chỉnh đồng hồ vạn năng chỉ A- đo dòng điện 1 chiều, A~ đo dòng điện xoay chiều.
- B2: Cổng COM cắm que đen vào còn cổng 20A cắm que đỏ, bên cạnh đó nếu dòng điện có cường độ nhỏ đo cổng mA, còn lớn cổng A.
- B3: Tiếp tục cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng +
- B4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ vạn năng ở vị trí DC A-250mA.
- B5: Rút nguồn điện của mạch làm thí nghiệm.
- B6: Kết nối que đỏ về cực dương + và que đen về cực âm - và mắc đồng hồ nối mạch thí nghiệm.
- B7: Bật điện cho thí nghiệm mới đo và đọc kết quả trên màn hình.
2. Sử dụng đồng hồ đo vạn năng để đo điện trở
Để đo điện trở ta làm theo các bước sau:
- B1: Chỉnh đồng hồ đo điện trở Ω.
- B2: Que đen ta cắm vô cổng COM, còn que đỏ cổng V/Ω.
- B3: Tiếp tục cắm que đen vào cổng COM, que đỏ vào cổng +.
- B4: Đặt 2 que đo của đồng hồ vạn năng vào vị trí 2 đầu điện trở, chọn thang đo sao cho độ lệch kim khoảng ½ thang đo. B5: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình của đồng hồ.
3. Sử dụng đồng hồ đo vạn năng để đo thông mạch.
Khi muốn kiểm tra các ổ cắm, công tắc, dây điện có sử dụng tốt hay không, chúng ta tiến hành đo thông mạch như sau:
- B1: Chuyển sang thang đo X1 ở khu vực Ohm, với đồng hồ số chuyển qua chế độ thông mạch.
- B2: Đưa 2 que vào 2 đầu dây dẫn để kiểm tra.
- B3: Nếu đồng hồ không hiển thị chứng tỏ dây bị hư hỏng, còn kim đồng hồ đi lên kèm theo còi chứng tỏ dây còn hoạt động.
4. Sử dụng đồng hồ đo vạn năng để đo tụ điện.
Chúng ta sử dụng đồng hồ đo vạn năng để kiểm tra tụ điện còn hoạt động tốt hay không. Mỗi loại tụ điện sẽ dùng những thang đo khác nhau. Cụ thể, tụ gốm ta dùng thang đo x1K Ohm hay 10K Ohm. Nếu tụ hóa dùng thang x1 Ohm hoặc x10 Ohm Khi đo tụ điện kết quả hiện trên màn hình cho ta thấy:
- Kim di chuyển chạy lên mà không về lại vị trí cũ tức là trụ bị dò.
- Kim phóng nạp khi đang đo cho ta biết được tụ còn tốt.
- Kim đồng hồ đi lên vạch 0 Ohm, không di chuyển về vị trí ban đầu, chứng tỏ tụ điện C3 bị chập.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cấu tạo, chức năng và cách sử dụng đồng hồ đo vạn năng. Hy vọng với những chia sẻ thêm giúp bạn có thêm kiến thức hoặc hiểu hơn về đồng hồ vạn năng.
Bình luận
Đánh giá trung bình
0/5Đánh giá của bạn về bài viết này: *
0 Bình luận
Thông tin bình luận