Phân loại và cách sử dụng các loại cờ lê thông dụng
Cờ lê là một dụng cụ cầm tay được sử dụng rộng rãi từ gia đình cho đến các nhà xưởng gia công và lắp ráp. Cờ lê được ứng dụng trong việc tháo lắp bu lông, đai ốc. Tùy vào kích thước của các loại cờ lê mà bạn sẽ sử dụng với mục đích khác nhau để mang lại hiệu quả công việc tốt nhất. Dưới đây, Super MRO sẽ giới thiệu các loại cờ lê cũng như cách sử dụng của từng loại.
Cờ lê là gì?
Cờ lê chính là một dụng cụ cầm tay với chức năng chính là giữ và xoay các đai ốc, bu lông, chốt và các chi tiết có ren… Do đó mà cờ lê là vật dụng quan trọng và trong thể thiếu được ở trong hộp dụng cụ cầm tay ở các gia đình nhỏ cho đến garage sửa xe và lên tới dây chuyền lắp ráp phức tạp trong nhà máy.
Đặc điểm kỹ thuật của các loại cờ lê
Cờ lê hầu hết đều được làm bằng chất liệu thép mạ Crom siêu cứng có độ bền cao và khả năng chống han gỉ, không bị cong, gãy khi phải chịu lực mạnh. Kích thước của cờ lê được biểu thị bằng số nguyên như 8, 10, 14, 32 tương ứng với kích thước tính bằng milimet. Đặc biệt cờ lê sẽ được thiết kế với thân dài, chắc chắn, vừa văn với tay cầm để người dùng có thể hạn chế được trơn trượt giúp công việc tháo lắp được thực hiện các nhanh chóng.
Công dụng của các loại cờ lê trong đời sống
Cờ lê là một dụng cụ cầm tay đang được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống cũng như sản xuất như:
- Bạn có thể sử dụng cờ lê để tháo mở ống hay các đồ, vật có hình tròn mà không có độ bám.
- Cờ lê dùng để nới lỏng/siết chắc các loại ốc vít của máy.
- Ngoài ra cờ lê còn được sử dụng nhiều ở trong các nhà máy sản xuất, gia công sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô, cơ khí, điện, tự động sửa chữa và các hoạt động bảo trì cài đặt khác trong công nghiệp.
Phân loại các loại cờ lê hiện có
Cờ lê được phân chia thành nhiều loại với các tính năng và cách sử dụng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các loại cờ lê hiện có những loại nào nhé.
1. Cờ lê hai đầu mở
Loại cờ lê này có 2 đầu mở, với mỗi đầu sẽ có các kích thước khác nhau đó là 6-7, 8-9, 10-12…Với loại cờ lê hai đầu mở này thì các bạn có thể thao tác một cách nhanh chóng khi cần vặn, siết đai ốc. Ưu điểm của cờ lê hai đầu mở là do có ngàm cố định nên sẽ hạn chế được vấn đề trơn trượt khi thao tác. Cách sử dụng cờ lê hai đầu mở: Bạn cần phải chọn đúng kích cỡ của cờ lê với đai ốc cần vặn/mở. Bạn hãy đặt đầu cờ lê vào đai ốc sao cho 2 ngàm tiếp kẹp chặt vào đai ốc, sau đó thì tiến hành vặn vào/mở ra.
2. Cờ lê hai đầu vòng
Loại cờ lê có 2 đầu có hình tròn, với mỗi đầu sẽ có cỡ khác nhau như 6-7, 8-9, 10-12… Cờ lê hai đầu vòng sẽ giúp chúng ta hạn chế được những vấn đề như biến dạng đai ốc và được sử dụng cho các đai ốc cần đến lực tác động mạnh. Đầu vòng của cờ lê 2 đầu vòng thường sẽ có hình 6 cạnh hay 12 cạnh ở mặt trong để phù hợp với loại đai ốc lục giác thông thường. Với hai đầu vòng của cờ lê được thiết kế thẳng hàng với thân sẽ tạo thành góc chép với thân để tạo một khoảng hở khi sử dụng. Cách sử dụng của cờ lê hai đầu vòng: Bạn hãy chọn đúng cỡ cờ lê với đai ốc, tiếp đến chụp đầu vào đai ốc và tiến hành vặn vào/mở ra.
3. Cờ lê vòng miệng (1 đầu hở, 1 đầu vòng)
Loại cờ lê này có sự kết hợp của loại cờ lê đầu mở và đầu vòng ở bên trên, cả 2 đầu sẽ có cùng 1 cỡ. Cách sử dụng của cờ lê vòng miệng cũng tương tự như 2 loại ở trên.
4. Cờ lê đuôi chuột
Cờ lê đuôi chuột là một dụng cụ vặn do người Nhật phát minh được sử dụng khá phổ biến và ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau. Loại cờ lê này có sự kết hợp từ 2 loại dụng cụ đó là tay vặn tự động và đầu khẩu. Cơ cấu hoạt động của cờ lê đuôi chuột dựa trên nguyên lý bánh cóc mang đến năng suất vặn tối đa. Đây là dụng cụ chuyên để khóa ốc của giàn giáo, sử dụng để nới lỏng hay siết chặt bulong của giàn giáo. Ngoài ra loại cờ lê này còn được sử dụng rộng rãi trong cơ khí, điện, tự động sửa chữa. hoạt động bảo trì trong các ngành công nghiệp.
5. Cờ lê lực
Loại cờ lê này có thể điều chỉnh được lực lên vật cần siết chặt. Khi sử dụng cờ lê lực thì lực cần xiết sẽ hiển thị ngay ở trên màn hình, giúp bạn dễ dàng đọc và xác định lực cần xiết đến mức nào là phù hợp. Cờ lê lực thường được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp như xây dựng dân dụng, cầu đường, đóng tàu, khai khoáng hóa dầu, lắp đặt giàn khoan, xây dựng nhà xưởng, kết cấu thép, sửa chữa máy móc…
Hy vọng với những thông tin ở trên mà Super MRO chia sẻ ở trên thì các bạn đã hiểu hơn về các loại cờ lê. Qua đây thì các bạn có thể lựa chọn và sử dụng hợp lý với từng loại cờ lê cho công việc của mình.
Bình luận
Đánh giá trung bình
0/5Đánh giá của bạn về bài viết này: *
0 Bình luận
Thông tin bình luận