Thước Panme là gì ? Cấu tạo và phân loại của  phẩm như thế nào ?

  • 0 bình luận

Mục lục

    Thước Panme là dụng cụ đo được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề khác nhau, đặt biệt là cơ khí chế tạo. Vậy thước Panme là gì? Thước có cấu tạo ra sao? Hay cách sử dụng như thế nào? Mời các bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây!

    Thước Panme là gì?

    Thước Panme là một dụng cụ đo lường cho kết quả tương đối chính xác. Dòng thiết bị này thường được sử dụng để đo độ dày hay đường kính của các vật thể. Ngoài ra, sản phẩm còn được sử dụng để đo độ sâu khe của các vật thể khác nhau. Thước được sử dụng phổ biến trong các ngành cơ khí chế tạo hay công nghiệp nhôm, nhựa, kính, gỗ…

      

     

    Thước Panme được sử dụng để đo các khoảng cách hẹp, chỉ khoản 25mm. Độ chính xác của thước thường đến 0.01mm hay 0.001mm hoặc có thể cao hơn tùy loại. Thước đo Panme thường có các giới hạn là 0 - 25mm, 25 - 50mm, 50 - 75mm, 75 - 100mm và nhiều kích cỡ khác. Các dòng sản phẩm thước đo của Mitutoyo rất phổ biến hiện nay.

    Phân loại thước Panme

    Dựa trên các tiêu chí khác nhau mà thước Panme được chia thành nhiều loại khác nhau. Thông thường tiêu chí phân loại của thước là bước ren, công dụng và cách hiển thị.

    Phân loại thước theo bước ren

    Dựa vào bước ren của thước Panme thì thước được chia ra làm 2 loại:

    • Thước có bước ren 1mm: thước phụ của thước có thang chia vòng ra thành 100 phần. Loại này cho kết quả chính xác cao, nhưng do phần thân lớn, nặng nên rất ít được sử dụng.
    • Thước có bước ren 0.5 mm: thước phụ của thước có thang chia vòng ra thành 50 phần. Đây là loại thước Panme thường được sử dụng hiện nay.

    Phân loại thước Panme theo công dụng

    Dựa trên công dụng thì thước Panme có thể được chia ra làm 3 loại:

    • Thước đo ngoài: được sử dụng để đo kích thước hay đường kính bên ngoài của các vật thể.
    • Thước đo trong: được sử dụng để đo kích thước hay đường kính của các khe, lỗ của vật thể.
    • Thước đo chiều sâu: loại này được sử dụng để đo độ sâu của khe, lỗ của các vật thể.

    Phân loại thước Panme

    Phân loại thước Panme theo cách hiển thị

    Dựa trên cách hiển thị kết quả thì thước Panme được chia ra làm 2 loại cơ bản như sau:

    • Thước cơ khí: loại thước này cho kết quả đo được biểu thị bằng các vạch và số trên thước đo. Đòi hỏi người dùng phải biết cách đọc mới có thể xem được kết quả.
    • Thước điện tử: loại thước này cho kết quả hiển thị trên màn hình điện tử. Việc sử dụng thước rất dễ dàng và cho kết quả một cách nhanh chóng, chính xác.

    Cấu tạo của thước Panme

    Thước Panme có cấu tạo tương đối đơn giản. Tùy vào mỗi loại thước mà chúng sẽ có cấu tạo và đặc điểm riêng biệt khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo của thước Panme đo ngoài. Hình ảnh bên dưới mô tả các bộ phận của thước Panme đo ngoài hay được sử dụng. Cấu tạo của thước Panme

    Dựa vào hình ảnh bên trên ta có thể thấy một cách rõ ràng các bộ phận của thước Panme. Thước Panme gồm các bộ phận cơ bản sau:

    • Mỏ đo: có cấu tạo gồm 2 phần, một phần mỏ cố định, phần còn lại có thể di động. Mỏ đo có chức năng kẹp và cố định vật thể đo để xác định kích thước.
    • Tay cầm: cho phép người dùng cầm nắm khi sử dụng thước.
    • Vít hãm: được sử dụng để điều chỉnh độ chính xác của thước về điểm 0. Điểm 0 là vạch được đánh số 0 trên thước phụ là điểm cơ sở để đánh giá độ chính xác của thước.
    • Thân thước chính: được đánh vạch trên và vạch dưới cùng các chỉ số đo của thước. Thông thường vạch trên là mỗi vạch là 1mm, vạch dưới là 0.5mm.
    • Thân thước phụ: được đánh số và vạch. Tùy vào loại thước sẽ có các chỉ số khác nhau.
    • Núm vặn và tay xoay: được sử dụng để di động mỏ đo theo kích thước của vật thể.

    Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thước Panme cũng như phân loại và cấu tạo của thước. Hy vọng những chia sẻ bên trên sẽ nhận được các ý kiến đóng góp của các bạn đọc giả.

    Bình luận

    Đánh giá trung bình

    0/5
    (0 nhận xét)

    Đánh giá của bạn về bài viết này: *

    0 Bình luận

    Thông tin bình luận