Thước laser và những điều cần biết về cấu tạo, phân loại trên thị trường.
Thước laser là một trong những thiết bị được sử dụng rất nhiều trong xây dựng, trắc địa và các ngành nghề hiện nay. Vậy thước laser là gì ? Có bao nhiêu loại thước? Hay giá cả của thước trên thị trường như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé !
Thước laser là gì ?
Thước laser là một thiết bị hiện đại được sử dụng để đo đạc khoảng cách chuyên dụng thay vì sử dụng thước dây có ghi số, thước laser sử dụng tia laser để tính toán khoảng cách. Việc sử dụng thước đo laser giúp giảm thời gian và nâng cao hiệu quả và độ chính xác thay cho cách đo bằng thước truyền thống.
Hiện nay, thước laser được sử dụng rộng rãi trong các ngành nghề khác nhau như trắc địa, xây dựng... Với nhiều tính năng chuyên sâu hỗ trợ đắc lực cho việc đo đạc hơn. Thước laser có thể sử dụng để đo diện tích, chiều dài, thể tích hay các góc một cách chính xác nhất.
Thước laser có bao nhiêu loại ?
Dựa vào tiêu chí cách sử dụng thì thước laser có thể được chia thành 2 loại cơ bản: Thước laser kiểu ống nhòm và thước laser kiểu cầm tay.
Thước laser kiểu ống nhòm
Thước laser kiểu ống nhòm là loại thước được thiết kế có hình dạng như một chiếc ống nhòm. Chính vì vậy việc sử dụng chúng cũng có thao tác tương tự như ống nhòm. Thước laser kiểu ống nhòm thường được dùng để đo khoảng cách xa, ngoài ra thước cũng có thể đo được tốc độ của vật đang duy chuyển. Khoảng cách đo của các loại thước này thường là nhỏ nhất 5m và lớn nhất 1500m hay tùy thuộc vào loại thước. Thước đo sẽ cho kết quả chỉ sau vài giây đo xong.
Thước laser kiểu cầm tay
Là loại thước có được thiết kế với hình dáng và kích cỡ giống như điện thoại cầm tay. Thước laser kiểu cầm tay có cấu tạo đơn giản bao gồm nút bấm điều khiển và màn hình hiển thị. Ngoài các tính năng như đo khoảng cách, chiều cao hay chiều rộng, máy còn có khả năng lưu trữ kết quả đo trong bộ nhớ. Loại thước laser kiểu cầm tay có ưu điểm là nhỏ gọn nhưng khoảng cách đo ngắn hơn loại ống nhòm. Chính vì vậy loại thước này thường được sử dụng trong xây dựng gia đình hoặc thiết kế nội thất.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thước laser.
Cấu tạo của thước laser.
Tùy vào loại thước laser sẽ có cấu tạo khác nhau, nhưng về cơ bản thước laser thường bao gồm các bộ phận chính sau:
- Bộ ngắm: được sử dụng để xác định vị trí cột mốc giữa các vật thể cần đo bằng mắt.
- Bộ phát xung tia laser: là bộ phận chính đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và tính toán khoảng cách.
- Bộ màn hình và bàn phím: bàn phím được sử dụng để điều khiển các chức năng của máy. Màn hình đóng vai trò trong việc hiểu thị chức năng và kết quả đo.
- Pin: là nguồn năng lượng chính cung cấp điện cho thước laser hoạt động.
Nguyên lý hoạt động của thước laser.
Thước laser hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý phản xạ của tia laser. Cụ thể là khi thước laser chiếu từ điểm A sang điểm B, tia laser gặp vật cản B sẽ gây ra hiện tượng phản xạ. Dựa vào vận tốc truyền đi của tia laser mà thước laser sẽ tính toán được khoảng cách từ điểm đặt máy đến vật thể cần đo. Khoảng cách đo của thước laser khoảng 20km. Với thước laser bạn chỉ cần đứng yên cũng có thể đạt thực hiện đo đạc với kết quả chính xác nhất.
Giá cả của thước laser trên thị trường.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thước laser với mẫu mã và giá cả rất đa dạng. Tùy vào thương hiệu cũng như các tính năng đi kèm mà thước có giá khác nhau, thông thường mức giá của thước laser sẽ dao động từ hơn 1 triệu đồng cho tới gần 20 triệu đồng. Dưới đây là giá có 1 vài dòng sản phẩm đang được ưa chuộng hiện nay:
- Thước laser Bosch có giá từ 1 - 9 triệu đồng
- Thước laser Leica có giá từ 3,4 - 16,8 triệu đồng
- Thước laser Makita có giá từ 1,5 - 3,8 triệu đồng
Ngoài ra, còn có các loại thước laser khác đến từ những thương hiệu nổi tiếng khác như Stanley, Sola, Prexiso, Total... với giá từ 1,1 - 4,8 triệu đồng.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thước laser cũng như cấu tạo và giá cả sản phẩm trên thị trường hiện nay. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có những thông tin bổ ích nhất về dòng sản phẩm này.
Bình luận
Đánh giá trung bình
0/5Đánh giá của bạn về bài viết này: *
0 Bình luận
Thông tin bình luận