Phân biệt CHÍNH XÁC 100%: máy khoan xoay, khoan động lực và khoan búa

  • 0 bình luận

Mục lục

    Nói đến dụng cụ khoan, đục, bắt vít thì ai cũng nghĩ ngay đến máy khoan rồi. Nhưng, máy khoan có rất nhiều loại và không phải ai cũng hiểu rõ, đặc biệt là khi mới sử dụng. Có nhiều cách để phân loại máy khoan như:

    • Phân loại theo nguồn điện có: khoan điệnkhoan pin
    • Theo vật liệu khoan: thì có máy khoan gỗ, khoan tường hoặc khoan bê tông

    Nhưng để phân loại máy khoan hợp lý nhất thì sẽ là phân loại theo tính năng. Theo đó, đa số các hãng phân loại thành: khoan xoay, khoan động lực và khoan búa. Và trong bài viết này, Super MRO sẽ giúp các bạn hiểu rõ sự khác biệt của 3 loại máy khoan này.

    Máy khoan xoay

    Các loại máy khoan có thiết kế khác biệt hỗ trợ những nhu cầu khoan khác nhau. Nhìn tổng quan bên ngoài của các sản phẩm máy khoan dùng pin và điện khá tương đồng. Máy khoan xoay có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng.

    Phân biệt CHÍNH XÁC 100%: máy khoan xoay, khoan động lực và khoan búa

    Máy khoan xoay có thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng

    Chế độ khoan và ứng dụng

    Các loại máy khoan được sản xuất để ứng dụng vào những công việc khác nhau, chính vì thế 3 loại máy khoan này có sự khác biệt rõ ràng về thiết kế chế độ khoan. Máy khoan xoay chỉ có 1 chế độ duy nhất là chuyển động xoay thông thường vì thế các bạn có thể dùng để khoan bắt vít, khoan lỗ trên các vật liệu mềm như gỗ hoặc kim loại mỏng.

    Thiết kế chức năng

    Các loại máy khoan được phân biệt bằng thiết kế chức năng trên thân máy. Máy khoan xoay điện chỉ có 1 nút cò điều tốc, còn đối với máy khoan xoay dùng pin sẽ có thêm các cấp tốc độ điều chỉnh lực momen xoắn thích hợp cho việc vặn vít.

    Tốc độ đập, lực đập

    Đây là thông số để phân biệt chính xác giữa khoan xoay và khoan động lực. Máy khoan xoay, do chỉ có 1 chế độ khoan xoay thông thường nên không có tốc độ đập.

    Đầu cặp

    Thiết kế đầu cặp của các loại máy khoan khác nhau. Đa số các máy khoan xoay sử dụng đầu kẹp thường hay còn gọi là đầu măng ranh, kích thước phổ biến từ 1.5 – 10 mm.

    Tốc độ không tải

    Thông số tốc độ không tải khác nhau giữa các loại máy khoan. Máy khoan xoay chỉ có 1 thông số tốc độ không tải, trong đó, máy khoan điện có tốc độ không tải khoảng 2500 vòng/ phút, còn máy khoan pin khoảng 1500 vòng/phút. Tốc độ này thích hợp cho việc bắt vít và khoan lỗ trên nhiều bề mặt vật liệu mềm như gỗ mềm và sắt mỏng.

    Giá thành thân máy

    Giá thân máy của mỗi loại máy khoan sẽ khác nhau. Đối với loại máy khoan xoay chính hãng thường có giá thân máy dưới 1 triệu đồng.

    Máy khoan động lực

    Thiết kế hình dáng bên ngoài của máy khoan xoay và máy khoan động lực không có quá sự khác biệt. Tuy nhiên, phần thân chứa động cơ của máy khoan động lực to và dày hơn so với máy khoan xoay.

    Phân biệt CHÍNH XÁC 100%: máy khoan xoay, khoan động lực và khoan búa

    Máy khoan động lực có 2 chế độ khoan

    Chế độ khoan và ứng dụng

    Máy khoan động lực thì có 2 chế độ là chuyển động xoay và chuyển động xoay kết hợp tịnh tiến. Với máy này các bạn không chỉ bắt vít, khoan lỗ trên gỗ, kim loại mỏng mà còn cả tường và bê tông xốp.

    Thiết kế chức năng

    Máy khoan động lực có thêm công tắc chuyển đổi giữa 2 chế độ khoan xoay và khoan xoay kết hợp tịnh tiến để phù hợp hơn với từng công việc.

    Tốc độ đập, lực đập

    Khác với máy khoan xoay, máy khoan động lực có tốc độ đập, và thường gồm 2 cấp:  Đối với máy khoan điện có tốc độ đập đến khoảng 48000 lần/ phút, máy khoan pin là 35000 lần/phút.

    Đầu cặp

    Tương tự như máy khoan xoay thì máy khoan động lực cũng dùng đầu kẹp thường, có đường kính đầu kẹp phổ biến từ 1.5 – 13mm. Nhìn chung với máy khoan xoay và khoan động lực dùng đầu kẹp thường, có thể lắp được đa dạng các mũi khoan thông dụng trên thị trường.

    Tốc độ không tải

    Máy khoan động lực sẽ có 2 cấp tốc độ không tải, thường khoảng 1100 đến 2800 vòng / phút:

    • Khi ở chế độ khoan xoay: ~ 2.800 vòng/phút (thường đối với khoan điện) hoặc ~ 2.000 vòng/phút (thường đối với khoan pin): phù hợp khi khoan các vật liệu mềm
    • Khi ở chế độ khoan xoay kết hợp tịnh tiến: ~ 1.100 v/p: thích hợp khi khoan các vật liệu cứng

    Giá thành thân máy

    Máy khoan động lực  có giá cao hơn, từ 1 – 2 triệu đồng.

    Máy khoan búa

    Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa máy khoan búa so với các dòng máy khoan khác. Máy khoan búa có thiết kế lớn nhất, thân máy thon dài. Đối với dòng máy khoan búa pin, máy có thiết kế thêm khung hỗ trợ gắn liền với pin.

    Phân biệt CHÍNH XÁC 100%: máy khoan xoay, khoan động lực và khoan búa

    Máy khoan búa có thiết kế to nhất, thân máy thon dài

    Chế độ khoan và ứng dụng

    Máy khoan búa được chia thành dòng 2 chức năng hoặc 3 chức năng:

    • Ngoài khoan xoay, khoan xoay kết hợp tịnh tiến thì tùy dòng máy có thêm chức năng chỉ tịnh tiến hay còn gọi là chức năng đục phá.
    • Ở những máy khoan búa có thêm chức năng đục, mũi đục sẽ chỉ chuyển động tịnh tiến mà không xoay quanh trục như với mũi khoan.

    Dòng máy này được ứng dụng chính cho việc khoan hoặc đục trên các vật liệu cứng như gỗ cứng, tường gạch, bê tông.

    Thiết kế chức năng

    Máy khoan búa được thiết kế có 1 nút điều chỉnh chế độ khoan ở máy dòng 2 chức năng: khoan xoay, khoan xoay tịnh tiến và với dòng khoan búa 3 chức năng sẽ thêm chế độ đục.

    Tốc độ đập, lực đập

    Còn máy khoan búa có tốc độ đập lớn,  ít nhất từ 4000 lần/phút và lực đập từ 1 - 3 J.

    Đầu cặp

    Riêng dòng máy khoan búa chỉ dùng đầu cặp SDS hoặc SDS Plus có khía và vòng bi giúp cố định mũi khoan, đảm bảo mũi khoan được cố định chắc chắn khi khoan. Điều này giúp bạn có . Bạn sẽ cần các mũi khoan SDS Plus hoặc SDS Max để lắp cho loại máy khoan này.

    Thông số tốc độ không tải

    Dòng máy khoan búa ứng dụng chủ yếu cho việc khoan đục trên vật liệu cứng cần một lực xoắn lớn vì vậy mà máy khoan cần thực hiện ở tốc độ chậm, khoảng từ 1.000 vòng/phút.

    Giá thành thân máy

    Còn máy khoan búa có giá cao nhất dao động từ 3 – 4,5 triệu. Khi thêm pin và sạc máy sẽ có giá cao hơn từ 1 - 1.5 triệu đồng, tùy vào dung lượng pin.

    Lưu ý về tên gọi

    Các bạn lưu ý là trên thị trường, các máy khoan xoay, khoan động lực hay khoan búa còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau nhưng bản chất là đều chung 1 dòng máy.

    Với máy khoan xoay:

    • Hãng Dewalt đặt tên là máy khoan vặn vít hoặc máy khoan cầm tay.
    • Hãng Makita gọi là máy khoan tốc độ cao
    • Hãng Bosch gọi là máy khoan xoay

    Máy khoan động lực:

    • Hãng Dewalt gọi là máy khoan vặn vít động lực pin còn điện thì là máy khoan động lực
    • Hãng Bosch gọi là máy khoan động lực

    Còn với máy khoan búa: Hãng Dewalt và Bosch đều gọi là máy khoan búa hoặc máy khoan bê tông                 

    Nhìn chung thì các hãng máy khoan như Bosch, Dewalt đều quy ước trên gọi theo tính năng như trên nhưng riêng hãng Makita thì ngược lại.

    Makita quy ước động lực là cơ chế pit tong tạo lực đẩy chuyển động tịnh tiến, còn búa là cơ chế tạo lực đập xoắn. Chính vì thế, tên gọi dòng máy khoan động lực và khoan búa của Makita khác biệt so với các thương hiệu khác:

    • Máy khoan động lực là máy khoan búa hoặc máy khoan vặn vít và khoan búa.
    • Còn máy khoan búa thì họ gọi là máy khoan động lực, khoan bê tông hoặc khoan đa năng.

    Đây là lý do khiến tên gọi các dòng máy khoan tại Việt Nam rất rối. Các bạn lưu ý hiểu rõ chức năng, để tránh bị nhầm lẫn mà mua nhầm máy không đúng với nhu cầu sử dụng.

    Trên đây là cách nhận biết và phân biệt các loại máy khoan của Super MRO. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp hay cần tư vấn về dòng máy khoan phù hợp với công việc của mình thì liên hệ ngay Super MRO qua số hotline: 024 2224 8888 hoặc website: www.super-mro.com.

     

    Bình luận

    Đánh giá trung bình

    0/5
    (0 nhận xét)

    Đánh giá của bạn về bài viết này: *

    0 Bình luận

    Thông tin bình luận