Máy mài cầm tay Makita: Nguyên lý hoạt động & cách tháo lắp

  • 0 bình luận

Mục lục

    Bạn đã được nghe nhắc đến nhiều về tính năng và ưu điểm của máy mài cầm tay Makita nhưng chưa biết rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách bảo dưỡng và tháo lắp máy mài Makita sao cho đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ có những thông tin mà bạn cần tìm.

    Các loại máy mài cầm tay Makita 

    Máy mài cầm tay Makita được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế của Nhật Bản, do đó máy sở hữu sức mạnh “trâu bò” cùng với tuổi thọ lâu bền, chất lượng hoàn hảo và đặc biệt giá cả rất bình dân. Mẫu mã và thiết kế của máy mài Makita cực kỳ đa dạng để phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau như cắt, mài, đánh bóng, chà nhám trên nhiều vật liệu như gỗ, đá, bê tông, kim loại sắt thép,…

     


    Các dòng máy mài Makita

    Các dòng máy mài Makita được ưa thích nhất trên thị trường như: - Máy mài góc Makita. - Máy mài phẳng Makita. - Máy mài khuôn Makita. - Máy mài 2 đá Makita. - Máy mài công nghiệp. - Máy mài Makita dùng pin.

    Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy mài cầm tay Makita

    Với công dụng của một chiếc máy cầm tay nên máy mài cầm tay Makita có cấu tạo cực kỳ đơn giản, mỗi chi tiết đều được gia công tỉ mỉ, làm từ chất liệu cao cấp, vừa đảm bảo tuổi thọ của máy rất cao lại an toàn cho người dùng.

    Cấu tạo máy mài cầm tay Makita đơn giản gồm các bộ phận chính như:

    • Vỏ máy: Gồm đầu vỏ, thân vỏ, nắp vỏ. Đầu vỏ được làm bằng chất liệu gang để bảo vệ động cơ điện và trục. Thân vỏ được làm từ hợp kim hoặc nhôm cao cấp có tính năng cách nhiệt, cách điện và chống trơn trượt khi cầm nắm. Phần nắp vỏ làm từ nhựa cao cấp có vít vặn để che chắn cho chổi than.
    • Động cơ điện: Đây là chi tiết quyết định công suất, tốc độ quay của máy.
    • Bộ phận truyền động
    • Đá mài
    • Công tắc
    Cấu tạo của máy mài cầm tay Makita
    Cấu tạo của máy mài Makita

    Nguyên lý hoạt động của máy mài cầm tay Makita:

    Khi bật công tắc, động cơ điện sẽ quay, truyền lực đến bộ giảm tốc để làm cho đá mài quay với tốc độ nhỏ hơn tốc độ của động cơ, từ đó tạo ra lực cắt để cắt/mài khi gia công.

    Chọn máy mài cầm tay Makita như thế nào?

    Máy mài cầm tay Makita được ứng dụng rộng rãi trong gia đình, xưởng cơ khí, nhà máy công nghiệp, ngành xây dựng. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn các công suất phù hợp. - Cá nhân/hộ gia đình chỉ cần dùng máy công suất nhỏ: 9553NB, GA 4030, 9556HN, GA4040,… - Xưởng cơ khí nhỏ, gia công đơn giản nên chọn công suất vừa: GA5010, GA6020, GA7050, GA 7030,… - Công ty, doanh nghiệp cơ khí thường dùng máy với công suất lớn: GA7061R, GA9030, GA 9061,…

    Hướng dẫn tháo lắp máy mài cầm tay Makita đúng cách

    Trong quá trình sử dụng máy mài cầm tay Makita có lúc bạn sẽ phải tháo máy ra để kiểm tra, sửa chữa hoặc vệ sinh bảo dưỡng định kỳ. Vậy quy trình tháo lắp máy mài cầm tay Makita thế nào để tránh gây hư hỏng máy và đảm bảo an toàn cho bản thân người dùng?

    Bước 1: Để máy ở trạng thái tắt

    Trước khi tiến hành tháo lắp máy mài cầm tay Makita bạn cần phải ấn tắt nút khóa trục để trục máy ngừng hoàn toàn. Đồng thời cần phải ấn tắt công tắc (OFF) để máy ngưng hẳn rồi mới tiến hành tháo lắp.  Nếu không tuân thủ bước này sẽ rất nguy hiểm, trục máy đang quay, máy đang hoạt động mà bạn tháo ra sẽ gây nguy hiểm cho bản thân bạn và người xung quanh đồng thời cũng là nguyên nhân gây hỏng máy.

    Bước 2: Tiến hành tháo lắp các chi tiết của máy

    Tay cầm phụ

    Đầu tiên, bạn cần lắp tay cầm phụ vào thân máy và điều chỉnh sao cho nó đi đến đúng vị trí bạn mong muốn để thao tác được thuận tiện và tránh mỏi tay, đau tay khi phải làm việc cả ngày.

    Lắp vành bảo vệ đĩa mài

    Trước khi khởi động máy phải đảm bảo vành bảo vệ đĩa mài đã được lắp đúng theo quy định. Chú ý phần kín của vành bảo vệ phải luôn hướng về phía người dùng để hạn chế lực tác động nếu đá mài bị vỡ, ngăn cản tia lửa bắn lên người dùng.

    Lắp vành bảo vệ đĩa mài
    Lắp vành bảo vệ đĩa mài

    Tháo/lắp đĩa mài

    Thao tác lắp đĩa mài của máy mài cầm tay Makita được thực hiện theo tuần tự sau đây: 

    • Đầu tiên, lắp vành trong lên trục.
    • Sau đó đặt đĩa mài lên vành trong.
    • Siết chặt đai ốc hãm vào trục quay, bạn cần ấn chặt khóa trục sao cho trục quay không thể quay được.
    • Cuối cùng sử dụng chìa vặn đai ốc siết chặt theo chiều kim đồng hồ.

    Để có thể tháo đĩa mài ra để vệ sinh, bảo dưỡng hoặc thay đĩa mài mới chỉ cần làm ngược lại với cách lắp đĩa mài là được.

     Tháo/lắp đĩa màiTháo/lắp đĩa mài

    Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã nắm rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách chọn công suất phù hợp cũng như tháo lắp máy mài cầm tay Makita đúng cách. Bạn có nhu cầu mua máy mài cầm tay Makita chính hãng hãy đến với Super MRO để mua được máy chất lượng với giá thành phải chăng nhất.

    Bình luận

    Đánh giá trung bình

    0/5
    (0 nhận xét)

    Đánh giá của bạn về bài viết này: *

    0 Bình luận

    Thông tin bình luận