Mũi khoan Taro là gì? Có những loại mũi khoan nào?
Khi cần tạo ren bên trong các lỗ khoan người thợ sẽ phải sử dụng một mũi khoan đặc biệt gọi mà mũi khoan Taro hay mũi Taro. Vậy mũi Taro là gì? Cấu tạo ra sao? Có các loại mũi khoan nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Mũi khoan Taro – Khái niệm và cấu tạo
Taro là một thuật ngữ chuyên dùng của các kỹ sư và thợ cơ khí chuyên nghiệp, có nghĩa là dùng một mũi thép để tạo ra các ren trên bề mặt vật liệu với kiểu ren và bước ren khác nhau. Đối với thao tác khoan, cần dùng mũi khoan Taro như công cụ để tạo taro (tạo ren và bước ren trong hoặc ngoài lỗ khoan). Tóm lại, Taro là mũi khoan có ren để tạo ren bên trong hoặc bên ngoài lỗ khoan.
Cấu tạo của mũi khoan Taro gồm có 3 phần chính:
- Đầu Taro: Có nhiệm vụ cắt gọt vật liệu để tạo ra ren ốc. Phần đầu Taro được thiết kế thêm 3 – 4 đường rãnh nhằm thoát phôi ra ngoài trong quá trình sử dụng mũi Taro để cắt gọt.
- Cổ Taro: Phần này được thiết kế trơn bóng, hình trụ tròn, mục đích là để khắc tên thương hiệu, đường kính và các thông số quan trọng trên mũi Taro giúp việc sử dụng không bị nhầm lẫn.
- Đuôi Taro: Được thiết kế kiểu tiết diện vuông để dễ cắm vào tay quay Taro.
Các loại mũi khoan Taro phổ biến
Dựa trên những tiêu chí riêng biệt người ta có thể phân loại mũi khoan Taro thành rất nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn như: - Dựa vào cách sử dụng có thể chia thành mũi khoan tay và mũi khoan máy (dùng trong máy tiện CNC, máy khoan từ, máy phay CNC,…). - Dựa vào vật liệu cần gia công mũi khoan Taro sẽ có các loại như mũi khoan thép cứng, mũi khoan thép thường, mũi khoan inox, mũi khoan gang,… - Dựa vào bước ren sẽ có mũi khoan bước chuẩn (M10x1.5 và M8x1.25) và mũi khoan bước nhuyễn (M10x1.25 và M8x1).
- Dựa vào vật liệu để chế tạo mũi Taro sẽ có: Mũi Taro thép hợp kim, mũi Taro thép gió HSS, tungsten steel, HSS-Co,... - Nếu căn cứ vào phoi được tạo ra trong quá trình cắt gọt sẽ có 2 loại: Mũi Taro cắt phoi và mũi Taro nén phoi. Mũi Taro cắt sẽ sinh ra phoi, còn mũi Taro ép sẽ nén phoi lại (loại này thường dùng để gia công vật liệu mềm như đồng hoặc nhôm). - Căn cứ vào tính ứng dụng của mũi khoan Taro có thể phân thành nhiều loại: Mũi Taro máy khâu SM chuyên dùng cho ngành may mặc; mũi Taro đai ốc chuyên dùng cho máy gia công đai ốc tự động; mũi Taro ren cấy chuyên dụng để tạo ren lỗ trước khi cấy ren. - Dựa vào đường ren có 2 loại: Mũi Taro ren trái và mũi Taro ren phải. - Ngoài ra, tùy vào từng vùng khác nhau mà người ta quy định ren tiêu chuẩn khác biệt, theo đó mũi khoan Taro sẽ được phân ra thành mũi taro hệ METRIC (chủ yếu phổ biến ở châu Á, tại Việt Nam nó được ký hiệu là M) và mũi taro hệ IMPERIAL (chủ yếu ở châu Âu, châu Mỹ, Úc).
Tại sao mũi khoan Taro luôn bán theo bộ ba?
Bạn có thắc mắc tại sao khi mua mũi khoan Taro bạn sẽ luôn phải mua một bộ 3 mũi Taro mà không thể mua lẻ? Thực ra, bộ Taro tiêu chuẩn với 3 mũi khoan riêng biệt này đều có thiết kế và chức năng khác nhau và người dùng phải sử dụng cả 3 mũi mới hoàn thành được công việc.
Mũi Taro thường được sản xuất theo bộ gồm 3 mũi khoan
- Mũi Taro thứ nhất: Thường có chiều cao ren tương ứng bằng 1/3 ren đúng. Nhiệm vụ chính của mũi Taro này là thực hiện việc cắt gọt đầu tiên để tạo ren trong lỗ khoan.
- Mũi Taro thứ hai: Được gọi là mũi Taro trung gian, có chiều cao bằng 2/3 so với ren đúng. Tiếp tục thực hiện chức năng của mũi Taro phá (mũi khoan thứ nhất) nhằm tạo ra các rãnh ren sâu hơn, rõ nét hơn.
- Mũi Taro thứ ba: Là mũi Taro hoàn thành, có chiều cao bằng với ren đúng, nó có nhiệm vụ cắt gọt lần cuối cùng để hoàn thành chính xác ren cần tạo, đồng thời giúp các ren sắc bén, bóng đẹp hơn.
Một số kiến thức cơ bản trên đây hi vọng giúp bạn có hiểu biết nhất định về mũi khoan Taro. Bạn cần mua mũi Taro cao cấp, giá cả cạnh tranh, đừng quên đến với Super MRO – Siêu thị dụng cụ cầm tay, thiết bị cơ khí và phụ kiện uy tín tại Hà Nội.
Bình luận
Đánh giá trung bình
0/5Đánh giá của bạn về bài viết này: *
0 Bình luận
Thông tin bình luận