Dụng cụ đo cơ khí là các dụng cụ kiểm tra, đo đạc thông số của từng chi tiết máy móc cơ khí nhằm mục đích đảm bảo sự chính xác và an toàn khi sử dụng. Các dụng cụ này thường được sử dụng để kiểm tra kích thước, khả năng dẫn điện, khả năng chịu lực, độ sâu, độ cao… Chính vì sự đa dạng của các thông số mà dụng cụ đo cơ khí được chế tạo với nhiều chủng loại có cấu tạo và tính chính xác khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của từng ngành nghề.
Phân loại các dụng cụ đo cơ khí
Thước cặp là một trong số các dụng cụ đo rất phổ biến hiện nay. Thước thường được sử dụng để đo chiều dài, chiều rộng, độ sâu hay đường kính của vật thể. Thước thường có cấu tạo nhỏ gọn và sử dụng khá đơn giản, phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau.
Panme là thiết bị dùng để đo các khoảng cách rất nhỏ, thường được ưa chuộng sử dụng trong ngành cơ khí chế tạo nhằm đo các chi tiết có dạng hình trụ, hình ống như đường kính bên ngoài và bên trong của trục và độ sâu của khe. Đây là thiết bị có nhiều lợi thế hơn hẳn so với các loại thước khác nhờ độ chính xác cực cao của mình.
Đây là dụng cụ đo lường thường được sử dụng phổ biến trong ngành cơ khí, công nghiệp. Thiết bị nhằm mục đích chính là đo độ cao của vật liệu máy móc. Hiện nay thước đo độ cao thường được chia làm các loại như thước đo cao điện tử, thước đo cao đồng hồ và thước đo cao vạch chia.
Thước đo độ dày có độ chính xác rất cao, được chế tạo nhằm mục đích đo các vật dụng có kích thước nhỏ và mỏng, cần sự chuẩn xác để đảm bảo chất lượng như độ dày màng PE, bao bì, nilon, định lượng giấy (độ dày - mỏng), độ dày băng keo, đo độ dày ván gỗ, độ dày vải. Thước có thiết kế nhỏ gọn, thao tác đo nhanh chóng và đơn giản, phù hợp để sử dụng với tất cả mọi người.
Dụng cụ đo sâu được dùng để đo độ sâu của một chi tiết, hay độ sâu của rãnh, bậc ren trong các chi tiết ở động cơ thiết bị cơ khí. Dụng cụ được ứng dụng nhiều trong sản xuất cơ khí, đồ gỗ, đồ nhựa, nhôm kính, phù hợp với nhiều loại công việc giúp mang lại hiệu quả làm việc tối ưu, nhanh chóng và linh hoạt hơn.
Đây vốn là dụng cụ được sử dụng phổ biến trong toán học, sau này được con người phát triển và ứng dụng trong các ngành công nghiệp, xây dựng. Thiết bị thường có hình tròn, hình bán nguyệt, hình vuông. Thước đo góc cho phép người dùng tạo ra và chỉnh sửa góc độ theo ý muốn. Nó thường được ứng dụng để đo góc nghiêng, đo độ dốc của công trình và lắp đặt ván chân tường.
Thước đo khe hở hay còn gọi là thước căn lá được dùng nhằm xác định độ rộng của khe hở, rãnh từ phạm vi rất nhỏ với độ chính xác khá cao. Thước thường được dùng trong quá trình gia công máy móc.
Đồng hồ so thường sử dụng trong ngành cơ khí, xây dựng, nó hay được gắn trên đầu đo của các thước đo cao, chuyên đo độ thẳng, độ phẳng nhằm kiểm tra giá trị sai lệch của vị trí chi tiết như độ song song, độ vuông góc, độ côn, độ đảo… Đồng hồ so có độ chuẩn xác lên tới 0,001mm hoặc có thể cao hơn tùy vào loại đồng hồ. Chính vì vậy thiết bị thường được sử dụng để so sánh các điểm chuẩn có độ nhạy cảm cao.
Để cho ra được một mối hàn đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền chắc, việc đo lường mối hàn trong gia công đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thước đo mối hàn ra đời cho phép chúng ta đo góc mối hàn, chiều cao mối hàn và đo ăn mòn trên mối hàn.
Đây là dụng cụ dùng để đo kích thước trên bu lông, đai ốc và phụ kiện thủy lực. Chỉ số trên các bu lông ốc vít thường khá nhỏ và giống nhau nên chúng ta cần có dụng cụ riêng biệt có độ chính xác cao để đo lường và lựa chọn hoặc thay thế các trang thiết bị phù hợp. Dưỡng đo ngoài ra còn có thể kiểm tra dung sai đường kính trục các chi tiết khác nhau.
Thước êke chuyên được sử dụng để đo độ thăng bằng khi lắp đặt vật dụng, đo độ vuông góc, độ dài. Thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, thiết kế và cơ khí. Thước được thiết kế mỏng nhẹ và nhỏ gọn tối ưu hóa sự tiện lợi, phù hợp với tất cả mọi người.
Đây là sản phẩm vô cùng phổ biến trong ứng dụng hỗ trợ việc khoan cầm tay, khoan bàn, giúp những người thợ lấy được dấu tâm đúng theo ý muốn. Thiết kế của dụng cụ thường khá nhỏ gọn, đơn giản, dễ cầm dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao và tăng năng suất cho công việc.
Dụng cụ xét tâm phôi thường được sử dụng trong quá trình gia công lấy gốc phôi, hỗ trợ trong việc tìm cạnh, chia tâm phôi cho các máy cơ khí.
Compa cũng là một vật dụng thường được ứng dụng trong toán học, sau này được con người phát triển và ngày càng phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Compa giúp ta vẽ được các hình tròn kỹ thuật hoàn hảo và dễ dàng trong việc đo chiều dài bán kính và đường kính của hình tròn, dung sai của các chi tiết kỹ thuật.
Cáp nối thường được sử dụng cho các dụng cụ đo điện tử, nhằm sao lưu và kết nối dữ liệu của thước đo với máy tính hay điện thoại. Đây là một ứng dụng vô cùng hữu ích giúp chúng ta lưu trữ được nhiều đơn vị đo với các con số phức tạp cùng một lúc.
Đây là một loại dụng cụ đặc biệt chuyên dùng để đo kích thước đường kính chính xác của các lỗ khoan, ống thép, ống nhựa… Dụng cụ có cách sử dụng đơn giản, nhanh chóng, dễ đọc kết quả. Ngoài ra, dụng cụ có nhiều thông số kỹ thuật riêng, phạm vi đo đa dạng cho phép ta sử dụng dụng cụ trong nhiều hoàn cảnh.
Siêu thị Vật tư phụ tùng SUPER-MRO.COM đại diện phân phối của Insize, KING TONY, Mitutoyo, Asaki, Shinwa, Hioki, Niigata Seiki, Stanley, S&G là những hãng sản xuất thiết bị công nghiệp, Thiết bị đo nổi tiếng Việt Nam và thế giới.